Ta lại càng tức giận.

Quả nhiên!! Trong lòng hắn đã có người khác nên mới chẳng để ý. Mai mốt ta đi rồi, hắn có thể lại nhặt về một đám nào là Cẩu Tiên, Hổ Bảo, Dương Dao Tử!!!

Đồ đàn ông khốn kiếp!! Hắn quý người khác thì việc gì ta phải quý hắn! Phì!!!

Ta quay mặt đi, len lén lau mắt.

Mối tình đầu của Tống Ngũ nương ta… ba ngày… từ bắt đầu đến kết thúc trọn vẹn trong một hơi thở.

Hu hu…

Suốt ba tháng sau đó, ta chẳng có lúc nào cho hắn sắc mặt dễ coi, Lý Nguyên Đăng làm gì cũng không vừa mắt, dỗ ta thì ta giận, không dỗ thì ta càng giận.

Hắn đành vò đầu đi hỏi đại tỷ, đại tỷ bật cười: “Tiểu Ngũ nhà chúng ta là một cô gái dễ tổn thương.”

Lý Nguyên Đăng ngốc nghếch chạy về hỏi ta: “Nàng bị thương ở đâu? Là do ta mạnh tay quá sao?”

Ta giận đến mức đẩy hắn ra khỏi phòng ngủ, đày ra thư phòng ngủ suốt nửa tháng.

Từ đó về sau, mỗi lần thấy ta, Lý Nguyên Đăng đều nghiêm túc cam kết: “Sau này nhẹ tay hơn.” Khiến ta giận tới mức muốn cào tường.

Ta không chỉ giận hắn, còn giận cả bản thân mình.

Mỗi lần Thái phu nhân đến làm khó, Lý Nguyên Đăng đều kiên quyết bảo vệ ta, khiến ta lại không kìm được mà dựa dẫm vào hắn.

Tuy ta từ nhỏ không chịu nhiều khổ sở, nhưng khi đại tỷ đi tĩnh dưỡng cũng từng bị bắt nạt rất nhiều.

Năm ấy chị mười một tuổi, còn ta còn quá nhỏ, phụ thân không cho theo, sợ quấy rầy đại tỷ dưỡng bệnh.

Sau khi đại tỷ đi, bọn bà tử bắt đầu lười biếng, ăn mặc sinh hoạt của ta bị cắt giảm một nửa, còn bị họ nói lời độc địa.

Mỗi ngày ta chỉ biết cuộn mình trong áo của đại tỷ mà khóc thầm, cũng từ đó mới biết — ta là đứa trẻ không mẹ.

Sau này đại tỷ trở về, thấy ta gầy gò hốc hác, càng thêm đau lòng, tức giận phát một trận lớn. m*ột ché]n t(iêu sầ)u

Từ đó về sau, chị chưa từng rời xa ta nữa, luôn dang cánh bảo vệ con chim non yếu ớt là ta.

Thật ra ta rất nhát gan.

Dù bây giờ có nhiều tâm cơ đến mấy, mồm mép khéo léo ra sao, ta vẫn chưa bao giờ là người dũng cảm, cũng chẳng dám đứng ở tiền tuyến.

Nếu ta có thể bước ra đối đầu với người khác, chắc chắn là vì phía sau ta có một chỗ dựa mạnh mẽ, dịu dàng.

Sự vững tâm ấy, từng do đại tỷ cho ta. Bây giờ, là do Lý Nguyên Đăng cho ta.

Đại tỷ từng nói: “Ngũ Nhi như một chú chó con, chỉ khi có chủ nhân bên cạnh mới dám sủa vang.”

Quả thực là thế. Bởi ta biết, nếu phía đối diện có con chó lớn nhào đến cắn ta, sẽ có người ôm chặt lấy ta vào lòng, che chở, vỗ về. Có vậy, ta mới dám xông lên, như con chó con nhe răng gào thét, cào cào cắn cắn.

Chỉ là… nếu Lý Nguyên Đăng cũng yêu thương ta như đại tỷ, chỉ vì yêu mà xoa đầu ta… thì tốt biết bao…

Tâm trạng ta không tốt thì không sao, nhưng người hầu hạ ta như Tịch di nương liền gặp xui xẻo.

Nàng ta khi thì phải thức đêm làm thêu thùa, khi lại bị bếp lửa làm bỏng tay.

Giờ đây, Yêu ma ma chỉ có một công việc duy nhất—trông chừng nàng ta.

Mỗi khi nàng ta có nửa câu phàn nàn, Yêu ma ma liền chống nạnh mắng ngay:

“Ai dà, di nương thật là chẳng biết xấu hổ!

Phu nhân hầu hạ hầu gia mệt mỏi, những việc này di nương không làm thì ai làm?

Lẽ nào muốn phu nhân đích thân nhóm lửa nấu cơm chắc?”

Trong phủ rõ ràng có không ít đầu bếp, nhưng mỗi khi tâm trạng ta không vui, ta liền “kén ăn”, nhất quyết chỉ muốn ăn mấy món “độc nhất vô nhị” do Tịch di nương nấu.

Sau một thời gian, nàng ta bị ta sai bảo đến mức tay chai, mặt thô, chẳng còn hơi sức mà ngâm thơ dưới trăng, ca hát giữa trời tuyết, đi quyến rũ đám nam nhân trong phủ nữa.

Lúc này, Ái di nương bị ta đày sang Sơn Đông lại gửi thư về, qua người khác nhắn rằng ngày ngày vẫn nhớ mong thái phu nhân, lo lắng cho hầu gia.

Trong thư, nàng ta chẳng hề nhắc đến ta—chủ mẫu của phủ này.

Ý nàng ta rất rõ ràng:

Thứ nhất, nàng ta đã chẳng còn coi ta ra gì.

Thứ hai, sau ba tháng ta âm thầm thanh lọc mấy đứa hầu lắm mồm, nàng ta vẫn còn tai mắt trong phủ, biết rõ ta với thái phu nhân bất hòa, muốn mượn danh nghĩa bà ấy để chèn ép ta.

Ta trực tiếp mang thư đưa đến chỗ thái phu nhân.

Dẫu sao, nếu Ái di nương thực lòng muốn tận hiếu, ta có gì mà phải tranh với nàng ta chứ?

Chi bằng cứ để nàng ta qua thái phu nhân mà tận hiếu đi, chẳng phải tốt hơn sao?

Thái phu nhân vốn đã chán ghét nhà họ Thôi ở Thanh Hà.

Trước kia bà ấy căm ghét nguyên phu nhân thế nào, thì nay cũng chán ghét Ái di nương y như vậy.

Làm gì có chuyện bà chịu để nàng ta quay về?

Bà lập tức sai người viết một bức thư thật dài, bảo nàng ta cứ tiếp tục bầu bạn với nguyên phu nhân nơi chín suối.

Một tháng sau, Lý Nguyên Đăng chuẩn bị xuất chinh.

Hắn nắm lấy tay ta, nhíu mày, hỏi:

“Nàng rốt cuộc còn muốn giận dỗi đến bao giờ?”

Ta nghịch ngợm vân vê chùm tua rua trên chuôi kiếm của hắn, không biết phải trả lời thế nào.

Trên bàn, chiếc hộp đựng món bánh xoắn nhỏ mà đại tỷ gửi cho ta đặt ngay ngắn.

Ta biết đại tỷ đang trêu chọc ta giận dỗi vô cớ.

Nhưng ta chính là người cố chấp như vậy.

Ta vòng tay qua cổ hắn, vùi mặt vào hõm vai hắn.

Lý Nguyên Đăng ôm ta vào lòng, nhẹ vỗ lên lưng ta.

Sau đó, hắn bỗng nhiên hỏi:

“Đại cô nương nói nhũ danh của nàng là ‘Tiểu Ma Hoa’, cái tên này… cũng chẳng hay ho hơn ‘Ngưu Hoàng’ là bao nhỉ…”

Ta tức giận, giơ nắm tay đấm hắn một cái:

“Đại tỷ nói bậy! Rõ ràng ta không hề gọi là ‘Tiểu Ma Hoa’!”

Lý Nguyên Đăng cười khẽ:

“Được rồi, phu nhân gọi là Lương Ngọc.

Lương Ngọc… Lương Ngọc… Lương Ngọc dễ nghe nhất.”

Sau khi Lý Nguyên Đăng rời đi, Tịch di nương bắt đầu làm mình làm mẩy, liên tục cáo bệnh, không chịu làm việc nặng.

Giờ trong phủ không có chủ nam, ta cũng không thể để nàng ta lại quay về thói phong hoa tuyết nguyệt, lén lút qua lại với đám gia đinh trong nhà.

Chỉ đành bảo nàng ta tiếp quản sổ sách của Liên di nương.

Ta cứ nghĩ một kẻ suốt ngày ca hát, múa đàn như nàng ta, khi phải đối diện với sổ sách rắc rối sẽ muốn chết đi sống lại.

Không ngờ, nàng ta lại vô cùng hăng hái, còn rất hợp tác.

Yêu ma ma lo lắng: m.ột c-hé_n t.iêu s-ầu

“Phu nhân hiền quá, sao có thể để một kẻ xuất thân từ thanh lâu động vào sổ sách của hầu phủ chứ?”

Ta chỉ cười:

“Ma ma cứ xem đi, nữ nhân đi ra từ chốn đó, thủ đoạn còn hơn chúng ta nhiều lắm.”

Quả nhiên, Tịch di nương tuy không đọc hiểu sổ sách, nhưng lại biết cách “đường vòng cứu nước”.

Rất nhanh, nàng ta đã tìm ra chứng cứ cho thấy mẫu thân Liên di nương chưa hề qua đời, hai mẹ con họ lén lút cho vay nặng lãi, hợp sức bòn rút gia tài của hầu phủ.

Thậm chí, nàng ta còn cho người tóm cả lão bà ấy đến trước mặt ta.

Hóa ra cái gọi là “tìm thân thích nương tựa” năm xưa chẳng qua là một cái cớ.

Mục đích thực sự của bà ta là lên kinh tìm con trai—ca ca của Liên di nương.

Gã đó là một kẻ ham mê cờ bạc, ngày ngày chè chén be bét.

Liên di nương vì muốn gom tiền cứu hắn, nên mới bày ra kế này.

Trong phủ, quý thiếp và ái thiếp không thèm quản chuyện tiền bạc, chỉ có lương thiếp mới là người giỏi tính toán sổ sách.

Nàng ta dùng đủ mọi thủ đoạn, lừa nguyên phu nhân uống chén trà thiếp thất, lại gạt cả Lý Nguyên Đăng lẫn Trân, Ái hai vị di nương, nói rằng nguyên phu nhân là người làm chủ đưa nàng ta vào cửa.

Thêm một bó củi cho cái hố lửa ấy, khiến nguyên phu nhân chết càng nhanh hơn.

Tội chứng đã rõ rành rành, nàng ta cũng không thể biện bạch được gì.

Ta viết thư hỏi ý kiến Lý Nguyên Đăng, hắn lập tức ra lệnh bán nàng ta đi.

Ta cũng không khách khí, trực tiếp nộp đơn lên quan phủ, tra xét cả nhà gã ca ca, tịch thu toàn bộ tài sản, chuyển số bạc còn lại ra tiền tuyến.

Yêu ma ma nói rằng, gã ca ca kia là một kẻ không ra gì.

Liên di nương rơi vào tay hắn, e là khó mà thoát khỏi cảnh bị bán vào thanh lâu.

Ta liền sai người thu thập chứng cứ phạm tội của hắn, trước tiên tống vào lao doanh quân đội, sau đó mới đày cả hai mẹ con nàng ta về quê.

Ta thả giấy bán thân của nàng ta, nhưng không cho một đồng lộ phí.

Với tâm cơ của Liên di nương, ta không tin nàng ta không giấu được chút bạc vụn nào cho riêng mình.

Ngày tháng tẻ nhạt trôi qua.

Lý Nguyên Đăng giờ đã viết được nhiều chữ hơn, mỗi lần gửi thư đều nắn nót viết tay.

Đôi khi ta lại nghĩ, gia đình quyền quý có cả một đống thiếp thất, sinh con đẻ cái nối dõi, nhưng lại chẳng biết trân trọng bọn họ.

Có người thậm chí như thái phu nhân, ngay cả việc đọc chữ cũng không cho con vợ lẽ học hết.

Nếu không phải Lý Nguyên Đăng liều mạng trên chiến trường, giành lấy công danh, thì dưới bàn tay chèn ép của bà ấy, hắn sao có được ngày hôm nay?

Ta thả Trân di nương ra, dù gì Lý Nguyên Đăng cũng không ở đây, mọi người cùng thủ tiết, giữ nàng ta lại chẳng có tác dụng gì.

Nàng ta càng ngày càng bất mãn với ta, trong khi Tịch di nương lại ngày càng chăm chỉ.

Khi mai đỏ nở rộ, ta nhận được thư tay của Lý Nguyên Đăng.

Hắn sắp khải hoàn trở về, có thể kịp về trước lễ Lạp Bát.

Ta nhìn tuyết trắng, hoa mai, khẽ mím môi cười, nhưng ngay sau đó lại nhíu mày.

Hộ quốc tướng quân cũng theo hắn xuất chinh, hai người chia quân hai ngả, nhưng ông ta đã về trước vài ngày.

Đại tỷ và tướng quân dường như có dấu hiệu hóa giải hiềm khích.

Không biết nếu Lý Nguyên Đăng biết chuyện này, hắn có bận tâm hay không?

Đêm trước khi Lý Nguyên Đăng trở về phủ, Hầu phủ xuất hiện đạo tặc, quanh quẩn bên ngoài viện của ta.

Đám hộ vệ thân thủ lanh lẹ, lập tức vây kín chính viện như thùng sắt, dễ dàng tóm gọn tên trộm như xách chuột.

Ta chỉ cảm thấy có điều không ổn, liền dặn hộ vệ không được làm ầm lên, đợi Hầu gia trở về rồi tra xét kỹ càng.

Hôm sau, Trân di nương thấy ta vẫn như thường, không giấu nổi vẻ nghi hoặc. Ta liền đoán chắc vụ đạo tặc ấy có dính dáng đến nàng ta.

Còn Tịch di nương thì vẫn mù tịt chưa hay biết gì.

Thái phu nhân sáng sớm đã đến, hỏi han dò xét mấy lượt, mà ta vẫn như bánh bao nhồi bột, hỏi gì cũng không đáp.

Bà ta thấy không moi được gì, đành rút lui.

Đêm Lạp Bát, ta ở trong các, cùng hoa mai đỏ và tuyết đầu đông chờ Lý Nguyên Đăng.

Thế nhưng đến tận giờ Tý, cháo Lạp Bát cũng đã ninh thành hồ dính, mà Lý Nguyên Đăng vẫn chưa thấy bóng.

Lòng ta nóng như lửa đốt, thì một tiểu đồng chạy vào từ hành lang báo: đội ngựa của Lý Nguyên Đăng gặp thích khách.

Ta bị dọa đến suýt ngất xỉu, lao thẳng ra ngoài viện, suýt chút nữa vượt khỏi cửa chính. m^ột chén t&;iêu sầ%u

Chỉ lúc ấy ta mới kịp nghĩ lại — việc hệ trọng như thế, sao lại không phải là quản gia hay quản sự đến báo, mà lại là một tiểu đồng?

Ta kịp thời thu lại bước chân.

Ngay khoảnh khắc ta vừa dừng lại, tên rơi như mưa tuyết, dồn dập bắn vào trong viện.

Ta nép sát tường trắng, đám hộ vệ ẩn trong bóng tối đã rút đao sáng loáng ra.