4

Đúng lúc đó, Phương Mông bước vào phòng nghỉ.

Nhìn sắc mặt của tôi và Tạ Lẫm, cô ta lập tức hiểu ra mọi chuyện.

“Ôi chà, anh ơi, chị dâu đang ghen à?”

Cô ta vắt tay lên vai Tạ Lẫm, giọng điệu nửa đùa nửa thật.

“Được rồi, về nhà em sẽ nói với bác gái, sau này không dám ngồi xe anh nữa, tránh bị người ta ghim vô cớ.”

“Chị dâu à, chị nghĩ nhiều quá rồi. Nếu em với anh ấy thật sự có gì, thì đã chẳng đến lượt chị đâu.”

“Câm miệng.”

Tạ Lẫm cau mày, giọng lạnh hẳn đi. Đ:ọ[c. T]r/u”yệ/n T.ạ[i P”a.g/e Mộ:t, c”hé.n T/iêu: Sầu/

“Chuyện của anh và Y Y, em có tư cách xen vào sao?”

Phương Mông không ngờ Tạ Lẫm lại quát mình như vậy.

Phương Mông bĩu môi, mắt đỏ hoe:

“Anh à, em chỉ đang nói giúp anh thôi mà!”

“Không cần, ra ngoài!”

Phòng nghỉ chỉ còn lại tôi và Tạ Lẫm.

Nước mắt tôi rơi không ngừng.

Anh khoanh tay đứng nhìn một lúc, rồi bật cười, lắc đầu.

“Được rồi, có gì to tát đâu chứ.”

“Đồ mít ướt, đừng khóc nữa được không?”

Đúng lúc đó, Chu Thì gõ cửa bước vào:

“Tạ Lẫm, đạo diễn tìm cậu.”

Tôi lau vội nước mắt, khẽ nói:

“Anh đi làm việc đi.”

Tôi đã quen với việc tự mình tiêu hóa cảm xúc rồi.

Tạ Lẫm hôn nhẹ lên trán tôi, giọng dịu dàng:

“Ngoan, anh xong việc sẽ đến tìm em.”

Ra khỏi phòng, Chu Thì nhìn anh, nhướng mày hỏi:

“Lại cãi nhau nữa à?”

Tạ Lẫm gật đầu, day day huyệt thái dương đang đau âm ỉ.

“Có chuyện gì mà không thể nói chuyện tử tế, cứ cãi nhau mãi không sợ ảnh hưởng tình cảm à?”

“Không sao.” Tạ Lẫm thản nhiên.

“Hai đứa tôi cãi qua cãi lại bao năm nay, chẳng phải vẫn bên nhau đấy sao.”

Chúng tôi đã ở bên nhau bảy năm.

Lâu đến mức trở thành một phần không thể tách rời của đối phương.

Vì thế, Tạ Lẫm luôn tin chắc rằng, tôi sẽ không bao giờ rời đi.

5

Tôi không cho Tạ Lẫm cơ hội đến tìm tôi.

Tổng duyệt kết thúc, tôi lập tức quay về đoàn phim.

Đến khi bộ phim đóng máy, năm mới đã cận kề.

Vài giờ trước khi chương trình Xuân Vãn bắt đầu, các khách mời phải tham gia phỏng vấn hậu trường.

Khi được hỏi về nguyện vọng năm mới, Tạ Lẫm mỉm cười đáp:

“Năm nay định cầu hôn, nhưng chưa biết cô ấy có đồng ý không.”

Mũi tôi bỗng cay xè. Đ[o”c, T]ru.yệ:n Tạ/:i P]ag.e Mộ/t, c.hé”n Tiê:u/ Sầu[

Trước đây, tôi đã từng bóng gió hỏi anh rất nhiều lần—khi nào anh mới chịu cưới em?

Nhưng câu trả lời tôi nhận được trước giờ vẫn luôn là:

“Nhà anh khó lắm, sự nghiệp cũng đang trong giai đoạn phát triển, đợi thêm chút nữa nhé.”

Tôi từng nghĩ, hạnh phúc còn xa vời lắm.

Không ngờ, nó lại gần ngay trước mắt.

Cả buổi tối, tôi chìm trong cảm giác phấn khích đến cực độ.

Cho đến khi Xuân Vãn kết thúc. Mot chen tieu sau

Tôi vô tình lướt thấy bài đăng mới trên Weibo của Phương Mông.

Sự háo hức trong tôi ngay lập tức tan biến không dấu vết.

Cô ấy và Tạ Lẫm đều là người Bắc Thành, từ trường quay về nhà chỉ mất mười mấy phút đi xe.

Lúc này, cô ấy đang ngồi ăn cơm tất niên cùng bố mẹ Tạ Lẫm.

Dưới bức ảnh chụp bữa cơm gia đình, dòng caption ngắn gọn—

【Em đồng ý~】

Hot search lập tức bùng nổ:

#Tạ Lẫm – Phương Mông, hỷ sự sắp đến#

Cả mạng đều gửi lời chúc phúc.

Vậy còn tôi? Tôi là gì trong chuyện này?

Tôi lang thang vô định trên đường, lòng rối như tơ vò.

Dù Phương Mông có thật sự đang ám chỉ điều gì hay không, thì đêm giao thừa này, Tạ Lẫm chắc chắn sẽ về nhà.

Bố mẹ anh không những không cho tôi bước vào cửa, mà còn tiếp tục ra sức ghép đôi anh với Phương Mông.

Còn tôi…

Tôi chẳng có một ngôi nhà để trở về.

Những năm trước, tôi còn có thể đến nhà bạn thân đón năm mới.

Nhưng năm ngoái cô ấy kết hôn rồi, tôi cũng không tiện chạy đến làm bóng đèn.

Bắc Thành rộng lớn như vậy…

Nhưng dường như chẳng có chỗ nào thuộc về tôi.

Tôi bước đi trên nền tuyết dày, từng bước chân phát ra âm thanh lạo xạo dưới chân.

Bất ngờ, một vòng tay từ phía sau ôm lấy tôi.

Tôi giật mình quay lại: “Sao anh chưa về nhà?”

Tạ Lẫm nhướng mày: “Em muốn anh về sao?”

“Em… sao cũng được.”

“Thật không?” Anh làm bộ xoay người bỏ đi. “Vậy anh đi trước đây.”

Tôi cắn môi, chần chừ một chút, rồi khẽ gật đầu.

“Đi đường cẩn thận nhé.”

Tạ Lẫm bỗng bật cười, như thể đã chấp nhận số phận, kéo tôi vào lòng.

“Bảo bối à, rõ ràng là không nỡ xa anh, vậy mà còn giả vờ thờ ơ.

“Lúc nào cũng nói một đằng nghĩ một nẻo, không thấy mệt sao?”

Tôi vùi mặt vào ngực anh, giọng lí nhí:

“Xin lỗi…”

“Đừng xin lỗi, anh đâu có trách em.”

Tạ Lẫm mở cốp xe, bên trong chất đầy pháo hoa.

Anh quay lại nhìn tôi, đôi mắt ngập tràn ý cười.

“Y Y, nơi nào có em, nơi đó chính là nhà của anh.

“Từ bây giờ, mỗi một năm mới, chúng ta sẽ luôn bên nhau.”

6

Lần gần nhất tôi thức trắng đêm đốt pháo hoa… là hồi cấp ba.

Tôi được tuyển thẳng vào trường, giữa một đám thiếu gia tiểu thư, tôi trở nên lạc lõng.

Có người chửi tôi là “đồ con hoang không cha không mẹ”.

Tôi tức giận nhưng không dám cãi lại, chỉ lặng lẽ trốn lên sân thượng giận dỗi một mình.

Tạ Lẫm tìm đến tôi.

Trên tay còn cầm một bó pháo bông.

Anh cười hỏi: “Có thể chơi với anh một lát không?”

Đêm đó, Tạ Lẫm cùng tôi hứng gió suốt cả đêm.

Trước khi trời sáng, pháo bông cháy rụi đầy dưới chân.

“Có chuyện gì vậy? Kể anh nghe đi.”

Lúc đó, trái tim tuổi trẻ còn rất đơn thuần.

Khi đối diện với người quan tâm mình, tôi chẳng thể giấu nổi tâm sự.

Tất cả những ấm ức trong lòng, tôi ào ào trút hết ra với anh.

Hồi nhỏ, ba mất sớm, mẹ dắt em gái tái giá nhưng lại không mang theo tôi.

Tôi luôn biết mẹ thiên vị.

Từ nhỏ đến lớn, mỗi lần tôi khóc lóc hay than phiền, thứ nhận lại chỉ là những trận đòn roi không thương tiếc.

Lâu dần, tôi ép bản thân phải trở thành một đứa trẻ ngoan, không thể bị ai bắt lỗi.

Rõ ràng rất muốn, nhưng lại lắc đầu.

Rõ ràng rất giận, nhưng vẫn cố chấp phủ nhận.

Rõ ràng trong lòng đau đến chết đi sống lại, nhưng vẫn cố gắng nở nụ cười.

Tôi đã từng nghĩ, chỉ cần mình đủ ngoan, mẹ sẽ yêu tôi thêm một chút.

Mãi đến khi em gái ra đời, tôi mới hiểu—thì ra, người được yêu thương có thể vô tư mà đòi hỏi tất cả.

Ghen tị như một hạt giống, âm thầm bén rễ trong lòng tôi.

Và rồi, tôi đã làm một chuyện mà cả đời này tôi hối hận nhất.

Trước khi tốt nghiệp tiểu học, trường đặt làm một cuốn kỷ yếu cho từng lớp, giá một trăm tệ một cuốn.

Ngoại trừ tôi, cả lớp đều đặt.

Sau lưng, bọn họ cười nhạo tôi là đồ nghèo kiết xác.

Lòng tự trọng non nớt của tôi, không chịu nổi sự tổn thương đó.

Tôi về nhà kể với mẹ.

Bà đáp lại tôi bằng một cái tát, mắng tôi là đồ phá của.

Lần đầu tiên, tôi ngang bướng đến cùng, vừa khóc vừa gào lên trong nhà.

“Tại sao em gái có thể có cả bộ búp bê Barbie mấy trăm tệ, mà con chỉ xin một cuốn kỷ yếu thôi cũng không được?”

“Chẳng lẽ con không phải con gái của mẹ sao?!”

“Mẹ thiên vị! Mẹ bất công!” Đọ:c, T]r.u”yệ:n Tạ/i P”a[g:e Mộ:t/ c.hé]n T,iêu: Sầ”u/

Cuối cùng, mẹ cũng miễn cưỡng đồng ý.

Buổi chiều hôm đó, tôi hớn hở chạy lên lớp, ghi tên mình vào danh sách đặt kỷ yếu.

Nhưng khi tan học về nhà, tôi phát hiện cả căn nhà đã bị dọn sạch.

Dưới chiếc cốc trên bàn là một tờ tiền một trăm tệ, cùng một mảnh giấy mẹ để lại.

【Từ nay về sau, con cứ sống với cuốn kỷ yếu rách nát của con đi.】

Từ hôm đó, tôi không gặp lại mẹ suốt nhiều năm.

Tôi bắt đầu nội trú từ cấp hai, toàn bộ học phí đều do bà nội chu cấp.

Có bà, tôi vẫn còn một nơi để trở về vào những ngày nghỉ.

Nhưng sau khi bà mất, tôi hoàn toàn không còn nhà nữa.

7

Tôi biết, mẹ ghét tôi là vì bà và ba không có tình cảm với nhau.

Mà tôi… lại giống ba như đúc.

Nhưng suốt bao năm qua, tôi vẫn không thể ngừng nghĩ—

Nếu khi đó tôi ngoan hơn một chút, không đòi hỏi cuốn kỷ yếu kia, liệu mẹ có không bỏ rơi tôi không?

Tạ Lẫm lặng im nghe hết, rồi nhẹ nhàng lau đi nước mắt trên mặt tôi.

Trong mắt anh tràn đầy xót xa.