Để người đã tuổi xế bóng, vẫn phải cố gắng gắng gượng, chỉ để đợi một lần gặp ta.
“Tổ mẫu… Vu Nhi bất hiếu.”
Tổ mẫu mỉm cười nhợt nhạt, bàn tay gầy gò vươn ra, khẽ xoa lên đầu ta.
Ngày ấy sống trong khuôn khổ, vì muốn trở thành một nàng dâu xứng đáng của phủ Bá tước,
Ta nhẫn nhục chịu đựng, cố gắng không ngơi.
Và người duy nhất thật lòng yêu thương ta, đau lòng cho ta… chỉ có tổ mẫu.
Năm đó rời khỏi Giang phủ, ta còn chưa kịp nói lời tạm biệt với bà,
Đã bị người ta vội vã áp giải lên xe ngựa, đưa thẳng đến trấn Cổ Điền.
Suốt những năm sống nơi ấy, bao lần ta ngước nhìn trăng sáng, âm thầm cầu nguyện,
Chỉ mong tổ mẫu bình an, mạnh khỏe mà nỗi nhớ nhung lại chỉ có thể lặng lẽ giấu vào tim.
May thay… cuối cùng, chúng ta vẫn còn được gặp lại nhau một lần.
Vì sự trở về của ta, tinh thần tổ mẫu dần khá hơn, thân thể cũng từ từ thoát khỏi dáng vẻ tiều tụy nơi cuối đời.
Vì thế, phụ thân bảo ta hãy ở lại phủ thêm một thời gian, để tận tâm chăm sóc, bầu bạn cùng tổ mẫu.
Dù phụ thân xưa nay rất ít khi quản chuyện nội viện, nhưng tiếng tăm hiếu thuận của ông thì lan truyền khắp nơi.
Ta hiểu rõ ông vốn là người lãnh tình, xem trọng danh tiếng hơn huyết mạch.
Nhưng trong lòng ta, vẫn không thể dứt bỏ được tổ mẫu.
Vậy nên ta lưu lại, ngày ngày sắc thuốc, chăm nom từng miếng ăn giấc ngủ cho bà.
Không ngờ, cũng nhờ vậy mà ta biết được một tin tức bất ngờ Giang Uyển… không hề được gả vào phủ Bá tước.
9
Theo lời Linh Nhi nha hoàn từng hầu hạ bên cạnh ta kể lại,
Sau khi Giang Uyển trở về, phụ thân mẫu thân cũng dốc lòng dạy dỗ nàng.
Thế nhưng, công dung ngôn hạnh, cầm kỳ thư họa, đâu phải ngày một ngày hai mà có thể thành.
Trong buổi yến tiệc thưởng hoa do quận chúa Thương Dương tổ chức, bức họa mẫu đơn mà nàng vẽ chỉ tầm thường không có gì nổi bật.
Lúc ngồi bên bàn đàm luận, lại vì tính tình cởi mở, nàng đã hỏi han quá mức về phủ Bá tước Vĩnh Dương,
Thậm chí còn buông lời bình phẩm bừa bãi đôi câu.
Tất cả những lời ấy, cuối cùng cũng truyền đến tai phu nhân phủ Bá tước.
Vài ngày sau, chính bá mẫu đích thân đến Giang phủ.
Trong lời nói khéo léo mà ngầm chê bai Giang Uyển thiếu đức hạnh, lại trách cha mẹ Giang gia không biết cách dạy con.
Ngày hôm đó, phụ thân và mẫu thân liền hiểu rõ hôn sự với phủ Bá tước, đến đây xem như đã hoàn toàn chấm dứt.
Ta khẽ thở dài.
Thế gian xưa nay vốn đã khắt khe với nữ tử,
Ta dè dặt từng lời từng bước suốt mười mấy năm, mới vừa vặn chạm tới tiêu chuẩn mà phủ Bá tước đặt ra.
Còn Giang Uyển, vốn quen sống phóng khoáng, sao có thể dễ dàng hòa mình vào quy củ hà khắc nơi kinh thành?
Thế nhưng, trong Kinh thành này, một nữ tử bị phủ Bá tước từ hôn… cuộc đời về sau há lại thuận buồm xuôi gió?
“Tổ mẫu không đứng ra nói giúp Giang Uyển sao?” Ta hỏi Linh Nhi.
Ta năm đó có thể trở thành người đầu tiên được phủ Bá tước chú ý, trong muôn vàn khuê nữ chốn kinh thành,
Cũng là bởi tổ mẫu ta và Thái phu nhân phủ Bá tước vốn là đôi tri kỷ từ thuở thiếu thời.
Hai người từng hứa hẹn, mai sau nhất định sẽ để con cái kết thành thông gia.
Chỉ tiếc… cả hai đều sinh con trai.
Hai người họ vừa bàn bạc xong, thì chỉ còn cách trông vào đời cháu.
Đến khi cháu đời sau ra đời, khoảng cách giữa hai gia tộc đã chênh lệch không nhỏ.
Thế nhưng, ý đã do hai vị lão phu nhân định, thì con cháu nào dám trái lời.
Vậy nên, hôn sự giữa ta và thế tử phủ Bá tước cứ thế mà thành.
Linh Nhi lắc đầu, khẽ ghé tai ta thì thầm:
“Lão gia và phu nhân đã đến cầu xin lão phu nhân không biết bao nhiêu lần, nhưng lão phu nhân cứ như không nghe thấy gì cả.”
Mũi ta chợt cay xè.
Tổ mẫu… là đang vì ta mà bất bình.
“Vậy bây giờ Giang Uyển thế nào rồi?”
Linh Nhi nói, khoảng thời gian đó, đi đến đâu Giang Uyển cũng bị người ta chê cười.
Chỉ là một nha đầu lớn lên nơi thôn dã, mà cũng vọng tưởng gả vào phủ Bá tước sao?
Phụ thân mẫu thân vì thế mà quýnh quáng, lo lắng không thôi.
Thậm chí còn ra lệnh, bắt nàng ngày đêm tu dưỡng đức hạnh, khổ luyện mọi tài năng cầm kỳ thư họa.
Giang Uyển bị ép đến mức không thể thở nổi.
Cuối cùng, trong một lần luyện đàn, nàng làm đứt tay chảy máu, rồi nổi giận cãi nhau một trận lớn với phụ mẫu:
“Điều mà các người muốn… vốn dĩ chẳng phải là một đứa con gái ruột.”
“Điều các người muốn… chẳng qua là một công cụ giúp các người thăng tiến trên con đường quan lộ!”
“Ta chịu đủ rồi. Cái nhà này, ta không muốn ở thêm một khắc nào nữa!”
Linh Nhi bắt chước giọng điệu của Giang Uyển, tay chân khoa trương hệt như đang diễn lại cảnh đó.
Ta rõ ràng biết, giờ này Giang Uyển vẫn đang sống ổn ở Kinh thành,
Thế mà nghe đến đây, ta vẫn không nhịn được mà há hốc miệng kinh ngạc.
“Vậy sau đó thì sao?” – ta vội hỏi.
Linh Nhi uống một ngụm nước, rồi lại tiếp tục kể:
Giang Uyển đã nhiều lần thu dọn hành lý, tìm cơ hội bỏ trốn,
Nhưng lần nào cũng bị đám gia đinh mà phụ thân phái đến canh chừng bắt lại.
Nỗi khổ trong lòng tích tụ đến cực điểm, cuối cùng nàng giơ dao đặt ngang cổ, dọa rằng nếu không cho đi, nàng sẽ tự vẫn.
Phụ thân vừa giận vừa kinh hoảng, nhưng những lời nói ra lại lạnh lùng đến tàn nhẫn:
“Giang gia này có thể chấp nhận một đứa con gái đã chết,
nhưng tuyệt đối không thể có một đứa con gái vô đức bỏ trốn.”
“Nếu để chuyện này truyền ra ngoài, sau này ta bước vào triều đường, chẳng phải sẽ cả đời bị người ta chỉ trỏ sau lưng hay sao?”
10
Rốt cuộc, khi đã bị dồn đến bước đường cùng…
Phụ thân và mẫu thân mới bắt đầu nhớ đến ta.
Cái người từng luôn ngoan ngoãn nghe lời, chưa từng dám trái ý họ — chính là ta.
Thế nên họ bắt đầu nảy sinh ý định muốn đón ta trở về từ nơi xa nghìn dặm, thậm chí còn khéo léo truyền đạt ý đó đến tai phu nhân phủ Bá tước.
Phu nhân chỉ lạnh lùng hỏi lại một câu:
“Chẳng hay Giang gia các người xem chính mình là trò cười, hay muốn biến phủ Vĩnh Dương Bá thành trò cười?”
“Cửa phủ nhà ta, chẳng lẽ muốn ra vào thế nào cũng được, chỉ vì một câu nói của Giang đại nhân sao?”
Vẻ mặt hai vợ chồng Giang gia lúc ấy trắng bệch rồi lại đỏ rần, bị mỉa mai đến mức không dám mở miệng thêm lời nào.
Từ đó, họ cũng không còn dám vọng tưởng gì đến hôn sự với phủ Bá tước nữa.
Mà người bị phủ Bá tước từ hôn, các danh môn thế gia khác đương nhiên cũng chẳng dám rước về.
Sau hai năm chìm vào yên lặng, trong Kinh thành dần dần không còn ai nhắc đến vị thiên kim từng được đón về của Giang gia nữa.
Chỉ cần không xuất hiện trong các buổi yến tiệc, thì Giang Uyển cũng dần thích nghi được với cuộc sống nơi đây.
Năm nay, phụ thân quyết định thay nàng gả cho một vị cử nhân trẻ mà ông rất vừa ý.
Có lẽ vì chuyện “giả – thật thiên kim” giữa ta và Giang Uyển năm đó từng khiến giới quý nữ trong thành vô cùng hiếu kỳ, xôn xao bàn tán…
Ngay cả những nghệ nhân chuyên vẽ thoại bản cũng bắt đầu lấy câu chuyện của ta và Giang Uyển làm cảm hứng sáng tác.
Chẳng bao lâu sau, cả ta và Giang Uyển đều nhận được thiếp mời từ quận chúa Thương Dương.
Mời chúng ta cùng dự yến hội mùa xuân.
Chương 6 tiếp :