Một sinh vật vốn quen sống tách biệt, giờ lại bị một đám người xa lạ bao vây, cứ như đang ngồi trên đống gai vậy.

Nếu phải ví von, thì giống như một người hướng nội bị kéo đi nhảy múa ở quảng trường.

Nhưng đám dì đúng là quá mạnh tay.

Chẳng bao lâu đã moi ra hết gốc gác của anh ta.

Anh ta tên là Lục Bạch Sinh, đến từ vùng núi, vợ mất trong một lần anh ta ra ngoài, để lại ba đứa con sinh ba.

Vì sợ trong núi không an toàn, nên dắt con xuống thành phố định cư.

Ba đứa nhỏ tên là Lục Đại, Lục Nhị, Lục Tiểu.

Dì Lý nói: “Ít ra cũng đặt cho tụi nhỏ cái tên đàng hoàng đi chứ…”

Dì Giang chọc lại: “Tên đàng hoàng là sao? Ý chị là kiểu như cháu chị tên Tử Hàn hả?”

Dì Lưu thì hồ hởi nói: “Tôi quen người trong công ty quản lý tòa nhà, để tôi giới thiệu cho anh làm bảo vệ trong khu luôn nha?”

Ông bố hổ nhìn quanh, rồi đột nhiên ánh mắt xuyên qua đám người, nhìn thẳng về phía tôi.

Ánh mắt lúc đó — là dò xét. ă..n x..o.n.g rồ…i ng..ủ

Anh ta biết rõ đây là lãnh địa của tôi.

Tôi khẽ gật đầu, coi như cho phép.

8.

Buổi tối, khi tôi lên lầu, lại chạm mặt hắn ngay trước cửa nhà.

Hắn vừa bước ra, đang định đóng cửa lại.

Bên trong, ba cái đầu nhỏ xếp thành hàng nhìn ra ngoài, ánh mắt tràn đầy bất an và hoang mang.

Từ góc nhìn của tôi, có thể thấy căn nhà bên trong trống trơn…

Tôi hỏi:

“Đi săn trộm à?”

Hắn sững lại, rồi gật đầu.

Lại do dự một lúc lâu, cuối cùng cắn răng nói ra hai chữ:

“Cảm ơn.”

Trong khoảnh khắc đó, tôi cũng không biết phải nói gì.

Hổ con cần có cả cha lẫn mẹ để lớn lên, nếu mất đi một trong hai, tỷ lệ sống sót gần như bằng không.

Nhiều con hổ mẹ chết đi, hổ bố sẽ phải đảm nhận việc nuôi dạy con.

Nhưng đồng thời, nó vẫn phải tuần tra lãnh thổ, chống lại kẻ xâm nhập.

Hắn đủ trẻ, đủ khỏe, có lẽ đối với hắn, việc nuôi ba con hổ nhỏ trong rừng không phải vấn đề quá lớn.

Nhưng bọn thợ săn cầm AK-47 thì lại là một loại “bug” phá vỡ quy tắc sinh tồn của rừng xanh…

Bây giờ tôi mới hiểu tại sao hắn lại từ bỏ lãnh thổ, trốn xuống nơi này.

Tôi nhìn vào căn nhà trống trơn của hắn, thản nhiên nói:

“Nếu muốn sống thật sự, thì phải học cách làm người.”

9.

Hắn không hiểu ý tôi.

Ngày hôm sau, liền gặp họa.

Cả một hội các bà cô tự nhiên thân thiết kéo nhau xông vào nhà hắn.

Rồi phát hiện ra trong nhà ngoài hai cái tủ đông cỡ lớn, thì chẳng có lấy một món nội thất nào.

Ba đứa trẻ thì ngủ luôn trên sàn.

Còn hắn… ban ngày ban mặt lại cùng mấy đứa nhỏ nằm ngủ.

Các bà cô hoàn toàn không biết mình vừa xông vào một ổ hổ, mà còn là hổ vương chính hiệu.

Ai nấy đều khí thế ngút trời, đứng giữa căn nhà trống trải, chỉ trỏ chỉ huy.

Tôi mở cửa, khoanh tay dựa vào khung cửa hóng chuyện.

Nhìn hắn vẻ mặt ngơ ngác, tay dắt ba đứa con, đi theo các bà cô khuân vác đồ đạc cũ về nhà.

Có một cảm giác mắc bẫy không thể phản kháng đầy thú vị.

10.

Tôi dán mắt vào cửa đối diện một thời gian.

Chứng kiến trong nhà hắn một cách thần kỳ mà mỗi ngày lại có thêm một món nội thất.

Cái gì tím tím đỏ đỏ, loạn màu hết cả lên…

Mấy con hổ nhỏ bắt đầu ngủ trên giường, ăn đồ nấu chín.

Những ngón tay cứng ngắc cũng dần linh hoạt hơn, bước đi cũng bớt kỳ lạ.

Bà Lý ấn hắn xuống ghế, cạo cho hắn một quả đầu húi cua, ép hắn cạo sạch râu, thay quần áo phù hợp.

Sau đó, hắn chính thức trở thành bảo vệ của khu chung cư.

Các bà cô vui như mở hội:

“Nhìn xem, mặt mũi sáng sủa thế này, đúng là bộ mặt của khu nhà chúng ta!”

Bà Lưu, người giới thiệu việc làm cho hắn, còn được tôn vinh là “công thần” của cả khu dân cư.

Khi tôi về nhà, nhìn thấy hắn, suýt chút nữa không nhận ra.

Hắn thích nghi quá nhanh rồi.

Thế nhưng, tôi lại cảm thấy có chút phức tạp.

Một con hổ rời khỏi lãnh địa của nó, đồng nghĩa với cái chết.

Họ thực sự rất muốn sống, đến mức cố gắng học cách làm người.

Nhưng họ vốn dĩ không phải con người.

Và quan trọng hơn—núi rừng không thể không có hổ.

Tương lai của họ… rốt cuộc sẽ đi về đâu đây?

Sau khi thân quen hơn, Lục Bạch Sinh thường xuyên dẫn ba đứa nhỏ sang nhà Giang Ninh ăn cơm mỗi khi tan làm.

Rất nhiều thông tin đều là do Giang Ninh kể lại cho tôi.

Nghe nói anh ta dẫn theo ba đứa con, trốn chạy từ phương Bắc đến đây.

“Nghe nói là nhờ mấy anh kiểm lâm dưới chân núi giúp làm giấy tờ tùy thân, rồi dẫn ba đứa nhỏ dần dần đi về phương Nam.”

Chuyện này cũng không có gì lạ.

Rời khỏi khu vực phát triển trung tâm, nhận thức ở những nơi còn hoang sơ cũng khác biệt.

Theo lời Giang Ninh, sau khi hổ mẹ bị săn giết, chính mấy anh kiểm lâm đã đưa lũ nhỏ đến chỗ anh ta.

Bằng không, lãnh địa của hổ quá rộng, anh ta thậm chí còn không biết vợ mình bị giết lúc nào.

“Từ đó đến giờ vẫn còn bị bọn săn trộm bám theo mấy lần. Mấy anh kiểm lâm cũng chết mấy người rồi.”

Không phải không muốn báo thù, nhưng bên kia có súng.

Hơn nữa, ba đứa nhỏ vẫn còn quá nhỏ. ă n, x o, n, g rồ i, ng ủ

Thay vì trả thù thỏa mãn hận thù, anh ta chọn làm ông bố bỉm sữa trước.

Bất đắc dĩ, anh ta đành dẫn con đi lánh nạn.

Giang Ninh hỏi tôi: “Anh ta thuộc giống loài gì vậy, cậu biết không?”

Tôi cúi đầu hút một ngụm trà sữa: “Hậu duệ của Lục Ngô.”

Tuy dòng máu đã rất loãng, nhưng dù sao vẫn là hậu duệ của thần.

Có lẽ dòng máu của anh ta vẫn còn tương đối thuần, tổ tiên ít bị lai tạp.

Hơn nữa nhìn vào ba đứa nhỏ, có thể đoán được mẹ chúng cũng mang huyết thống rất mạnh.

Đáng tiếc là…

Nhưng nói đi cũng phải nói lại.

Tôi bảo Giang Ninh: “Tôi cảm thấy bọn săn trộm cũng không phải người thường.”

Ngay cả hổ tộc bình thường cũng khó mà lần ra dấu vết, huống hồ là hậu duệ thần tộc như thế này.

Lục Bạch Sinh chạy từ Bắc vào Nam xa như vậy, không chừng vẫn bị đám kia truy đuổi suốt đường.

Tôi nêu ra nghi vấn này…

Giang Ninh nói: “Để mình tra mạng thử xem.”

Tôi bật cười: “Cái này mà cũng… tra… được…”

Giang Ninh thật sự tra ra.

[Hôm nay tại triển lãm của Câu lạc bộ Nghiên cứu Thần minh Anh Hoa, trưng bày mẫu vật một con hổ cái giống mới, rất có khả năng là hậu duệ của thần thú Hoa Hạ – Lục Ngô…]

Tôi: “???”

Không phải chứ, trắng trợn tuyên bố là mình đi săn trộm trên đất nước người ta à?

[Khi được phát hiện thì đã chết trong Khu rừng Ngàn Năm, rất có thể khu vực này là nơi cư trú của hậu duệ thần minh…]

Giang Ninh tức đến phát điên: “Chưa từng thấy ai mặt dày như thế!”

Đúng lúc đó, một cái móng vuốt nhỏ thò lên bàn, trộm mất một chiếc bánh quy thịt do Giang Ninh làm.

Chúng tôi cúi đầu nhìn thì thấy là Lục Tiểu.

Lục Tiểu vừa định lén lút trốn đi, quay đầu lại thì thấy mẫu vật xấu xí trên màn hình.

Ngay lập tức cô bé sụp đổ, miệng mếu lại rồi òa lên khóc: “Mẹ ơi—”

Hổ con dữ dằn, hổ con nhe nanh, tôi đã thấy nhiều rồi.

Nhưng đây là lần đầu tiên thấy hổ con khóc.

Tiếng khóc của tiểu chúa sơn lâm trong giai đoạn ấu thơ cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ — ngoài cửa sổ có vài con chim bị dọa rớt xuống.

Giang Ninh hoảng hốt bịt miệng cô bé lại: “Đừng khóc, đừng khóc.”

Cô bé nói: “Đó là mẹ của con mà.”

Giang Ninh nghiêm túc dỗ dành: “…Không phải đâu, con nhìn nhầm rồi.”

Tiếng khóc của hổ con bỗng ngưng bặt.

Cô bé nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn cô bé.

Hổ con nói: “Chị ơi, đó là mẹ con mà, con còn quen hơn chị.”

Giang Ninh: “…”

Ngay sau đó, cô bé lại bắt đầu khóc lớn, khóc đến mức gọi cả ba đến.

Khi thân hình cao lớn của Lục Bạch Sinh xuất hiện ở cửa nhà tôi, cảm giác áp lực khó diễn tả thành lời.

Hổ con tủi thân nhào vào lòng anh ta: “Ba ơi, mẹ…”

Lục Bạch Sinh khựng lại một chút, ôm lấy con rồi sải bước tiến vào nhà.

Hổ con chỉ tay về phía Giang Ninh: “Ở trong tay của chị ấy!”

Giang Ninh gần như phát điên: “A! Không phải! Là trong điện thoại của tôi!”

Sợ anh ta hiểu lầm, cô vội vàng mở ảnh ra cho xem.

Lục Bạch Sinh cầm điện thoại bằng một tay, ánh mắt ban đầu còn hơi nghi hoặc…

Đôi mắt hổ thường ngày vì thói quen nên luôn hơi nheo lại, giờ lại trợn to.

Anh ta nhìn điện thoại với vẻ không thể tin nổi, rồi lại quay sang nhìn tôi.

Tôi có chút bất đắc dĩ: “Mẫu vật.”

Vì tốt bụng, tôi còn giải thích cho anh ta “mẫu vật” nghĩa là gì…

Sau đó anh ta ôm con quay người bỏ đi.

Giang Ninh thì thầm: “Trông anh ta như sắp vỡ vụn vậy…”

Tôi nhắc nhở cô: “Anh ta mang điện thoại của cậu đi rồi.”

Giang Ninh: “…”

13.

Giang Ninh nói cứ để anh ta mượn điện thoại đi, không sao cả.

Cô ấy còn kiên quyết:

“Anh ấy nhất định rất yêu vợ mình.”

Tôi đáp:

“Làm gì có chuyện đó.”

Hổ đực và hổ cái tuy cùng chịu trách nhiệm gia đình, nhưng một con lo tuần tra lãnh thổ, một con lo nuôi dạy con.

Bất kể bên nào, nguy hiểm đều rất cao.

Có thể nói, hổ con từ lúc rời xa mẹ thì mỗi ngày sống sót đều là một trận chiến.

Chính nhờ những cuộc chiến này, chúng tiến hóa đến mức hoàn hảo, từng đứng vững trên đỉnh chuỗi thức ăn.

Chỉ khi hổ cái chết, một số hổ đực mới bước vào lãnh thổ của nó để tiếp nhận việc nuôi dạy con.

Và đó phải là một con hổ đủ mạnh, nếu không, cả nó và hổ con đều sẽ chết. ă.n, x.o.n.g, rồ.i, ng.ủ