Cha tôi vì muốn có con trai nên vào rừng bắt về một con “vượn cái”.
Con vượn đó sinh ba lần liền nhưng toàn là con gái.
Tức giận, cha tôi đánh gãy chân nó.
Sau đó nhốt nó vào một căn nhà thuyền giữa hồ, treo biển ngoài cửa:
“Năm xu một lần, muốn làm gì thì làm.”
Vì “vượn cái” đó mang lại cảm giác mới lạ, nên ngày càng nhiều đàn ông trong làng tìm đến.
( “Vượn cái” : người phụ nữ mang dòng máu vượn )
01
Vượn cái vì bị vắt kiệt sức mà đổ bệnh.
Thầy thuốc trong làng khám xong thì nói: nếu không cho uống thuốc, nó sống không quá ba ngày.
Cha tôi tiếc tiền, không chịu bỏ ra đồng nào, liền đuổi thầy thuốc về.
Tối hôm đó, ông bắt đầu gõ cửa từng nhà, nói rằng…
“Một xu một lần, rẻ như cho! Qua làng này rồi chẳng còn chỗ tốt như vậy đâu!”
Nghe thế, đám đàn ông trong làng thi nhau nhét đồng xu rồi kéo nhau đến nhà thuyền nơi nhốt con vượn cái.
Vượn cái cố vùng vẫy chạy trốn, cha tôi liền cùng mấy gã kia dùng xích sắt trói bốn chân nó lại.
Họ ghì chặt nó xuống đất, mặc sức muốn làm gì thì làm.
Cha tôi vừa nhìn đám đàn ông giày vò nó, vừa chửi mắng:
“Đồ súc sinh! Tao mang mày từ rừng về là để đẻ con trai cho tao! Mày nhìn xem mày đẻ toàn thứ vô tích sự gì cho tao? Mày còn dám phản kháng à?”
Vượn cái lớn lên trong núi, không biết nói tiếng người, chỉ có thể kêu “a a” đầy uất ức.
Nó khóc rống cả đêm, đến sáng hôm sau thì đã tắt thở.
Mấy gã đàn ông từ nhà thuyền bước ra, vừa kéo quần lên vừa chửi bới, ai nấy đều trách nó chết quá nhanh.
Cha tôi vứt xác con vượn cái xuống hồ, rồi quay lại, ánh mắt dán chặt vào ba chị em tôi.
Vừa đếm tiền, ông ta vừa xoa cằm, nhìn tôi mà hỏi:
“Con cả, năm nay mày mười ba tuổi rồi phải không?”
Tôi mím môi, không dám trả lời.
Tôi biết ông ta định làm gì.
02
“Hỏi mày mà câm à? Mau về thu dọn đồ đạc, lên nhà thuyền cho tao! Tao sắp cưới vợ mới rồi, chúng mày không kiếm tiền thì tao lấy gì mà cưới?!”
Vừa nói, cha tôi vừa cầm gậy đánh tôi túi bụi.
“Ăn của tao, uống của tao, bây giờ đến lúc phải trả lại rồi!”
Tôi nhìn vẻ mặt hung dữ của ông ta, toàn thân run lẩy bẩy.
Cha tôi là một kẻ gù lưng, lại xấu xí, đàn bà trong làng ai cũng ghét bỏ, chẳng ai chịu sinh con cho ông ta cả.
Mười bốn năm trước, vì không cưới nổi vợ, cha tôi nghe người ta đồn trong núi có vượn cái, bắt về là có thể sinh được con trai.
Vậy là ông ta đưa cho thợ săn hai lượng bạc, nhờ lên núi bắt về một con vượn cái.
Giờ đây, ông ta lại muốn giở chiêu cũ, tiếp tục vào núi bắt vượn.
“Lần này tao phải bắt con vượn lông vàng! Lông vàng chắc chắn sẽ đẻ con trai!”
Cha tôi cười híp mắt, trong mắt toàn là sự tham lam.
Còn tôi, khi đang dọn đồ, ngẩng đầu nhìn thoáng qua căn nhà thuyền, lại thấy một con vượn cái lông trắng đang đứng trên mặt hồ.
Nó đang chảy máu ở mắt, tai, mũi, miệng, nhưng vẫn nhìn tôi cười.
Tôi sợ đến mềm nhũn cả chân, ôm gối ngồi bệt xuống đất, không dám nhúc nhích.
03
Ngày hôm sau, trong làng xảy ra chuyện kỳ lạ.
Tất cả những người đàn ông từng ngủ với con vượn, trên người đều mọc đầy lông trắng.
Mà con cái của những người đó, bất kể trai hay gái, đều bắt đầu đi bằng cả tay lẫn chân, chẳng khác gì đám vượn trong rừng.
Thậm chí, bọn họ còn quay về phía cái hồ nơi vượn cái từng bị nhốt, không ngừng tru lên những tiếng kỳ quái, trông chẳng khác gì đã hóa điên.
Dân làng tưởng họ mắc bệnh, liền mời thầy thuốc đến khám.
Nhưng thầy thuốc hoàn toàn bó tay, cuối cùng đành phải mời Cửu Thúc công – người lớn tuổi nhất làng – đến xem.
Cửu Thúc công vừa nhìn thấy lớp lông trắng trên người đám đàn ông, liền nổi giận mắng cha tôi:
“Ngươi làm nghiệp thì cũng thôi đi, sao lại kéo cả đám đàn ông trong làng xuống nước với mình?! Mau xử lý cái xác vượn cái kia đi! Phải xẻ nó thành ba mươi sáu khúc, rồi đem chôn tách biệt ra!”
Cha tôi và đám đàn ông trong làng vốn rất nể Cửu Thúc công, nghe thế liền lập tức kéo nhau ra hồ vớt xác vượn cái lên.
Họ chặt đầu con vượn, phần còn lại chia thành ba mươi lăm mảnh.
Cha tôi đem chôn phần chân, những người đàn ông còn lại thì chia nhau chôn các phần còn lại của cơ thể.
Chỉ còn lại cái đầu, không ai dám đụng tới.
Cuối cùng, cha tôi quay sang nhìn ba chị em tôi, rồi nhét cái đầu của vượn cái vào tay tôi, bảo tôi mang ra núi sau làng chôn đi.
Tôi ôm đầu của vượn cái, bất ngờ thấy đôi mắt nó mở ra.
Ánh nhìn vốn đờ đẫn bỗng nhiên có hồn trở lại, khóe miệng khẽ cong lên, nó mỉm cười với tôi, miệng mấp máy vài từ không thành tiếng.
Tôi hiểu nó muốn nói gì, lau nước mắt, cũng mỉm cười đáp lại.
Sau đó, tôi đem cái đầu ấy chôn dưới gốc cây, nằm chính diện với căn nhà thuyền.
Tôi biết… nó vẫn muốn quay lại nhà thuyền!
04
Sau khi chôn vượn cái, đám đàn ông trong làng lập tức trở lại bình thường.
Tưởng mọi chuyện đã xong, họ lại xúi giục cha tôi mau chóng đưa tôi lên nhà thuyền.
Cha tôi vừa mới treo bảng tên tôi lên, lông trắng lại bắt đầu mọc khắp người họ.
Lần này, họ còn trực tiếp nhìn thấy vượn cái đang đứng giữa hồ, cười quái dị nhìn họ chằm chằm.
Lúc này, cả cha tôi và đám đàn ông trong làng sợ đến hồn vía lên mây, khóc lóc chạy đến tìm Cửu Thúc công.
“Cửu Thúc công, bọn con làm y như lời người dặn rồi, sao vẫn không xong chuyện vậy?!”
Cửu Thúc công nheo mắt lại, bấm đốt ngón tay tính toán:
“Không ổn rồi, vượn cái này đang hóa thành tà linh! Mau mau treo ớt đỏ lên người! Ta phải lập tức đi mời sư đệ của ta xuất sơn!”
Nghe nói vượn cái hóa thành tà linh, ai nấy sợ đến mức không dám ở lại làng, tranh nhau đòi đi theo Cửu Thúc công để mời người giúp.
Cha tôi còn vừa khóc vừa gào:
“Con súc sinh đó! Tao còn là chồng của nó đấy, vậy mà nó dám đối xử với tao như vậy à?! Tao phải đích thân đi tìm cao nhân, khiến nó hồn phi phách tán!”
Cửu Thúc công không thèm đoái hoài đến tiếng gào của cha tôi, mà chỉ dắt theo hai em gái tôi, rồi rời khỏi làng.
05
Đúng ngày đầu thất (ngày thứ bảy sau khi chết) của vượn cái, Cửu Thúc công trở về, dẫn theo một người đàn ông trung niên khôi ngô tuấn tú.
Người đó tên là Ngô Đạt, dáng vẻ nho nhã lịch thiệp, mặc một bộ đạo bào màu vàng.
Ngô Đạt còn chưa gặp vượn cái đã nói với cha tôi:
“Vượn cái nay đã có linh trí, là một sinh linh thành hình, anh cưới nó về thì phải đối xử tử tế, sao có thể làm nhục nó đến mức này? Giờ chỉ còn tám canh giờ nữa là nó sẽ hóa thành đại tà linh!”
“Nếu để nó thành hình, cả làng các người đều phải lấy mạng đền mạng!”
Câu nói vừa dứt, cha tôi và cả làng hoảng sợ đến hồn vía lên mây, lập tức quỳ rạp xuống đất, van xin Ngô Đạt nghĩ cách trừ tà.
Ngô Đạt chắp tay sau lưng, chậm rãi nói:
“Giờ chuyện đã lỡ rồi, cách duy nhất chính là:đào lại toàn bộ ba mươi sáu mảnh thi thể đã chôn, làm một cỗ quan tài đầy đủ, rồi đưa cô ấy nhập táng vào tổ phần của gia tộc!”
“Phải dùng lễ nghi chính thất mà an táng, để xoa dịu oán khí của cô ấy. Sau đó hàng năm đốt giấy tiền vàng mã, cầu cho cô ấy sớm được siêu sinh. Như vậy coi như là bù đắp tội lỗi các người đã gây ra.”