13
Kiếp trước, tôi quả thật đã nhẫn nhịn tất cả… vì con.
Tôi cứ ngỡ rằng, mọi việc mình làm đều là vì con cái,
nhẫn nhịn là yêu thương, là hi sinh đúng đắn.
Thế nhưng đến tận ngày nhắm mắt, tôi mới hiểu ra —
Tình mẫu tử… không phải vạn năng.
Tiền bạc.
Mới là thứ quyết định.
14
Trong suốt năm năm trời, tôi làm việc cẩn trọng, không dám lơi là dù chỉ một ngày.
Ba năm trước, hầu hết các bạn học đều đã rời đi.
Ngay cả thầy cũng rời khỏi dự án vào năm thứ tư.
Chỉ có tôi… vẫn kiên trì ở lại.
Không chỉ vậy, tôi còn được tuyển vào nhóm nghiên cứu dự án trọng điểm cấp quốc gia — dự án tuyệt mật.
Và thế là tôi ở lại suốt mười năm.
Khoảnh khắc khi quả tên lửa do chúng tôi nghiên cứu bay lên không trung…
Tôi biết — tất cả những cố gắng, nhẫn nại, những đêm thức trắng… đều đáng giá.
15
Tổ dự án cho tôi nghỉ một tuần phép.
16
Tôi lại quay về con hẻm cũ,
vẫn là mấy bác gái ở đầu ngõ là những người đầu tiên nhìn thấy tôi.
“Ơ… có phải… Lệ Hoa không đó?”
Tôi gật đầu.
Rất nhanh, họ kéo nhau lại gần.
“Lệ Hoa, bao năm nay con đi đâu vậy?”
“Phải đó, chỉ nghe nói tháng nào con cũng gửi tiền về,
nhưng chưa bao giờ có một lời nhắn,
con… con phát tài rồi à?”
Tôi mặc một chiếc áo sơ mi hoa thời thượng, váy xếp ly gọn gàng,
dưới chân là đôi giày cao gót bóng loáng.
Trong mắt họ, tôi giống hệt như mấy cô gái hiện đại bước ra từ tạp chí.
Vì muốn để lại ấn tượng tốt với hai đứa trẻ,
trước khi về, tôi đã cố ý ăn mặc thật chỉn chu.
Còn chưa kịp mở lời,
tôi đã thấy có người trợn mắt sững sờ nhìn tôi:
“Lệ Hoa?!”
Tôi ngẩng đầu — là Giang Cảnh Thành.
17
Mười năm trước, khi rời đi,
tôi vẫn kịp gửi một bức thư tố cáo đến đơn vị công tác của Giang Cảnh Thành.
Anh ta tuy không bị “nhổ tận gốc”,
nhưng cũng bị điều chuyển công tác về lại địa phương.
Thế là tốt rồi.
Anh ta không cần vì “xót thương” Tưởng Tuyết mà đưa người đàn bà đó theo đi khắp nơi nữa.
“Mẹ!”
“Mẹ ơi!”
Vừa bước qua cửa, một lớn một nhỏ lập tức chạy tới ôm chầm lấy tôi.
Hoàn toàn không hề có chút lạ lẫm nào sau mười năm xa cách.
À…
là vì suốt những năm qua, tháng nào tôi cũng nhờ hàng xóm gửi tiền lại cho tụi nhỏ.
Hàng xóm láng giềng đều rất thương tôi —
vì năm đó tôi tức tưởi bỏ đi ngay trước mắt họ.
Lại thêm chuyện tháng nào tôi cũng gửi tiền về nhà,
ai cũng nói tôi là một người mẹ tốt.
Có thời gian, họ đều sẽ kể với hai đứa nhỏ rằng:
“Mẹ con rất yêu các con.”
Mỗi tháng, tôi gửi về không ít tiền.
Trong thư, tôi còn nhờ mấy người hàng xóm giữ lại một nửa số tiền,
dùng để mua ít thịt, nấu cho các con tôi ăn.
Láng giềng vừa có tiền cải thiện bữa cơm nhà mình,
lại còn được tiếng là người tốt —
việc tốt như vậy, sao lại không làm?
Tôi mang quà đã chuẩn bị đưa cho bọn trẻ. đ ô.n,g q,u a. x,u â,n đ.ế n
Sau một lúc ôm ấp, trò chuyện thân thiết với con,
trong phòng khách chỉ còn lại tôi và Giang Cảnh Thành.
Nghe nói những năm qua, anh ta vẫn không ở bên Tưởng Tuyết.
Nghe nói, sau khi tôi rời đi,
Tưởng Tuyết bị hàng xóm chỉ trỏ bàn tán — chuyện lan truyền rất lớn.
Cuối cùng, cô ta bị nhà mẹ đón về, gả cho một người đàn ông góa vợ.
Người đàn ông đó chê Tưởng Tuyết dẫn theo hai đứa con riêng,
lại không sinh được con nữa, nên thường xuyên đánh đập cô ta.
Có lần, thậm chí còn đánh gãy cả chân.
Giờ đi đường, bước đi tập tễnh không đều.
Nghe nói… những năm qua, Giang Cảnh Thành vẫn luôn chờ tôi trở về.
Cũng nghe nói, anh ta đã một mình chăm sóc cha mẹ già suốt mấy năm,
hai ông bà cũng vừa mất năm ngoái.
Hàng xóm đều nói, Giang Cảnh Thành cũng khổ lắm.
Có người khuyên anh ta nên tái hôn,
rằng tôi đi biệt bao năm, chắc hẳn bên ngoài cũng đã có người khác rồi.
Nhưng anh ta không đồng ý.
Anh ta nói —
anh sẽ đợi tôi quay về.
18
Nhưng lần này tôi trở về,
là để ly hôn.
19
Ban đầu, khi thấy tôi quay về,
anh ta liền lập tức ra ngoài mua không ít đồ ăn về,
nói là muốn ăn mừng một bữa cho đàng hoàng.
Tôi nhìn anh ta tất bật trong bếp,
mỗi lần tôi định mở miệng nói chuyện nghiêm túc,
anh ta lại cố tình lảng tránh.
Tôi chỉ có thể thở dài.
Tối hôm đó, cả nhà cùng ăn một bữa cơm đoàn tụ.
Anh ta nhìn tôi đầy hy vọng:
“Anh đã dọn dẹp phòng rồi.
Em rửa mặt nghỉ ngơi đi, rồi về phòng ngủ nhé.”
Nói xong liền đứng dậy định thu dọn bát đũa.
Tôi gọi anh ta lại:
“Chúng ta… nói chuyện đi.”
Bóng lưng Giang Cảnh Thành khựng lại,
nhưng cuối cùng vẫn lặng lẽ ngồi xuống.
Tôi nhìn anh, nói rõ ràng từng chữ:
“Chúng ta… ly hôn đi.”
Thật ra câu này,
đáng lẽ tôi nên nói từ mười năm trước.
Nhưng sao tôi có thể dễ dàng buông tha cho anh ta như thế được?
Đừng nói đến chuyện anh ta có chịu ly hôn hay không —
cho dù có ly hôn thật,
chẳng lẽ để anh ta cưới Tưởng Tuyết sao?
Mơ đẹp quá rồi.
20
Tôi cứ nghĩ, muốn thuyết phục Giang Cảnh Thành đồng ý ly hôn sẽ phải mất không ít lời lẽ.
Nhưng không ngờ,
dù anh ta im lặng một lúc,
cuối cùng… vẫn gật đầu đồng ý.
Chỉ là anh ta có một yêu cầu —
muốn tôi ở lại nhà một đêm.
Ban đầu tôi định thuê nhà trọ,
nhưng ở lại nhà một đêm cũng không sao,
coi như tranh thủ thời gian ở bên hai đứa nhỏ.
Kiếp trước, chúng có oán trách tôi,
nhưng dù sao… cũng là máu thịt rứt ra từ thân mình.
Kiếp này, tuy tôi không thể lúc nào cũng ở cạnh chúng,
nhưng trách nhiệm nên gánh,
tôi nhất định sẽ không trốn tránh.
21
Hôm sau, sau khi làm xong thủ tục ly hôn với Giang Cảnh Thành,
tôi chuẩn bị rời đi ngay.
“Lệ Hoa!”
Giang Cảnh Thành cuối cùng vẫn không kìm được, gọi tôi lại.
Tôi quay đầu, thấy khóe mắt anh ta đã ánh lên một tầng nước mắt:
“Xin lỗi em.”
Dù lời xin lỗi này đến muộn cả một đời…
tôi vẫn chấp nhận.
Trở về rồi, tôi dốc toàn tâm toàn lực vào công việc.
22
Lại thêm tám năm nữa trôi qua,
tôi nhận được tin nhắn từ con trai.
Nó nói rằng nó sắp kết hôn,
hỏi tôi có thể về dự lễ cưới không.
Thấy công việc cũng đã tạm ổn,
tôi liền đồng ý.
Những năm qua, tôi vẫn đều đặn gửi tiền về mỗi tháng.
Thậm chí, sau khi con trai và con gái trưởng thành,
tôi còn tặng cho mỗi đứa một căn nhà.
Hôm tổ chức hôn lễ,
trước mặt bao người,
con trai và con dâu đã tự hào giới thiệu tôi:
“Đây là mẹ tôi.
Bà là một người vô cùng vĩ đại.
Tôi và cả gia đình tôi… đều tự hào về bà!”
Đúng lúc đó, màn hình tivi phía sau vang lên đoạn phóng sự do đài truyền hình trung ương phát về nhóm nghiên cứu của chúng tôi trước đó.
Tất cả ánh mắt trong hội trường… đều đổ dồn về phía tôi.
Con trai và con gái nhìn tôi với ánh mắt rạng rỡ, tự hào xen lẫn xúc động.
Tôi cũng nhìn về phía một người —
Giang Cảnh Thành. đ.ô.n.g, q.u.a, x.u,â.n, đ.ế,n
Người đàn ông từng vì tôi mà ngẩng cao đầu suốt cả kiếp trước,
nay lại mang gương mặt tiều tụy, dáng vẻ trầm mặc, không còn vẻ hiên ngang như xưa.
Kiếp trước, là tôi âm thầm chống lưng cho anh ta,
nên anh ta mới có thể một đường thuận lợi,
vừa được mỹ nhân trong lòng,
lại vừa sự nghiệp hanh thông.
Nhưng kiếp này… không còn tôi.
Anh ta chẳng khác nào cánh chim bị chặt đứt đôi cánh,
từ giữa bầu trời cao rơi thẳng xuống đáy.
Mà người kéo anh ta rơi xuống…
không chỉ có tôi.
Mà còn có cả chính những đứa con anh ta từng bỏ rơi.
Cha mẹ của anh ta…
Bao nhiêu năm nay,
cho dù đã ly hôn,
anh ta vẫn một mình nuôi hai đứa con,
nhưng cũng chẳng tìm được người bạn đời thích hợp nào nữa.
Sức khỏe ngày càng yếu,
nên sau đó anh ta phải làm đơn về hưu sớm.
Đến tận lúc nghỉ,
ngay cả chức trưởng phòng anh ta cũng không leo lên được.
Còn các con của tôi thì sao?
Nhờ có tôi chống lưng,
đứa nào cũng tốt nghiệp đại học danh giá,
sự nghiệp thuận lợi, hôn nhân cũng viên mãn.
Tuy tôi không thể ở bên chúng từ nhỏ,
nhưng trong lòng chúng… tôi luôn là người mẹ tốt.
Thậm chí, chúng còn trách cha chúng:
nếu không phải vì ông ta phản bội,
tôi đã chẳng bỏ đi,
và chúng cũng đã không phải lớn lên thiếu thốn tình mẹ.
Giang Cảnh Thành từng nói:
“Anh không ngoại tình.”
Nhưng những việc anh ta làm suốt mấy năm đó,
hàng xóm đều biết rõ,
không biết đã kể cho các con tôi nghe bao nhiêu lần.
Chuyện anh ta có lỗi với tôi,
từ lâu… đã in hằn trong lòng con cái.
23
Sau khi con trai và con gái đều kết hôn,
tôi vẫn không sống chung với chúng.
Kể cả khi về hưu,
tôi vẫn chọn sống cuộc đời riêng của mình.
Chúng không biết bao nhiêu lần mời tôi về sống cùng,
nói là để tiện báo hiếu.
Nhưng tôi từ chối.
Tôi biết,
chúng muốn tôi sống cùng — một phần chắc chắn là vì lòng hiếu thảo,
nhưng phần lớn… có lẽ là vì tiền của tôi.
Bởi vì lúc chúng đi học,
là tôi bỏ tiền.
Khi chúng lập gia đình,
cũng là tôi lo.
Đến cả nhà để kết hôn,
tôi cũng đã mua sẵn cho mỗi đứa một căn.
Nhưng cũng chỉ đến thế mà thôi.
Sau đó, tôi không cho chúng thêm một đồng nào nữa.
Tôi nghĩ, tôi đã làm tròn bổn phận của một người mẹ.
Dù sao, những tổn thương mà chúng gây ra cho tôi ở kiếp trước,
tuy tôi đã lựa chọn buông bỏ,
nhưng trong thâm tâm… vẫn không thể hoàn toàn quên được.
Mỗi người sống tốt cuộc đời của mình,
ấy mới là cái kết viên mãn nhất.
Còn về tuổi già của tôi ư?
Cả cuộc đời này, tôi đã cống hiến cho Viện Nghiên cứu.
Và Viện cũng đã sớm chuẩn bị cho tôi một chỗ ở trong viện dưỡng lão tốt nhất.
Không chỉ đầy đủ tiện nghi,
mà còn có người chăm sóc chuyên nghiệp túc trực mỗi ngày.
Thậm chí, nếu tôi muốn đi du lịch, ngắm cảnh, đ ô n g . q u a . x u â n . đ ế n
đi khắp non sông gấm vóc, tôi đều có thể làm được.
Bởi vì tôi có tiền.
Thứ duy nhất khiến tôi thấy hơi phiền một chút,
chính là từ khi tôi chuyển vào viện dưỡng lão,
con trai và con gái cứ cách ba hôm lại dẫn theo cháu nội, cháu ngoại tới thăm.
Đám cháu rất thân thiết với tôi.
Tuy giữa tôi và con cái vẫn còn một chút khoảng cách,
nhưng với lũ nhỏ… tôi không có gì để phàn nàn.
Chúng muốn đến, tôi hoan nghênh.
Không đến,
tôi cũng chưa từng một lần mở lời gọi.
24
Cuối tuần,
con trai và con gái lại đưa cả gia đình đến thăm tôi.
Tay còn xách theo một chiếc bánh sinh nhật hai tầng lớn.
Khi mọi người cùng nhau hát mừng sinh nhật tôi,
tôi thấy con trai nhận được một cuộc điện thoại.
Thấy sắc mặt nó có vẻ không ổn,
tôi liền hỏi:
“Có chuyện gì sao con?”
Nó gác máy, lắc đầu:
“Không có gì đâu mẹ, mẹ cứ ước đi đã.”
25
Về sau tôi mới biết —
cuộc gọi đó là từ bệnh viện.
Giang Cảnh Thành bị xuất huyết não, được đưa vào cấp cứu.
Nhưng con trai… vẫn cố ở lại ăn mừng sinh nhật tôi xong,
rồi mới vội vàng đến bệnh viện.
Khi đến nơi,
Giang Cảnh Thành đã qua đời.
Lúc còn sống, ông ấy không kiếm được bao nhiêu tiền.
Lần cấp cứu đó gần như đã tiêu sạch toàn bộ tiền lương hưu tích cóp được.
Con trai và con gái mỗi người còn phải bù thêm hơn một vạn tệ.
Chi phí làm tang lễ cũng không ít.
Sau khi bàn bạc,
họ quyết định: mọi thứ nên làm đơn giản.
Ngày thứ ba,
tro cốt của Giang Cảnh Thành được đưa đi an táng tại nghĩa trang.
Các con hỏi tôi có muốn đến tiễn ông ta không.
Tôi lắc đầu.
Bởi vì trong lòng tôi,
ngay từ cái ngày mấy chục năm trước,
khi tôi xách hành lý rời khỏi ngôi nhà đó,
Giang Cảnh Thành… đã chết rồi.
Ông ta còn sống hay đã chết,
từ lâu đã không còn liên quan gì đến tôi nữa.
Chết thật rồi ư?
Vậy thì… có liên quan gì đâu?
Sau khi lo xong tang lễ,
con trai mang đến cho tôi một phong thư.
Nói là… cha chúng, Giang Cảnh Thành, để lại cho tôi.
Chờ con trai đi rồi,
tôi ngồi lặng lẽ rất lâu, nhìn chằm chằm vào bức thư đó.
Cuối cùng, tôi bật cười khẩy một tiếng.
Đứng dậy,
tôi ném thẳng bức thư vào thùng rác.
Một đời người, trầm luân bao phen.
Được thì ít, mất thì nhiều. đ ô n g q u a x u â n đ ế n
Phiền não thì nhiều, điều thuận ý thì hiếm.
Nhưng sống ra sao, đi con đường nào…
đều do chính mình lựa chọn.
(Hết.)