Kiếp trước, chỉ vì tôi là “chị dâu cả”.

Điều duy nhất mà chồng tôi, Giang Cảnh Thành dạy tôi, chính là: nhường.

Em chồng mất, anh ta bảo tôi phải nhường,

thế là người cùng anh ta đi làm, theo anh ta khắp nơi lại là em dâu Tưởng Tuyết.

Con cái trưởng thành, anh ta cũng nói tôi phải nhường.

Vậy nên, hai đứa con của Tưởng Tuyết đều nhờ quan hệ của Giang Cảnh Thành mà vào biên chế nhà nước.

Mỗi tháng lãnh vài chục ngàn tiền hưu, được hưởng chế độ y tế tốt nhất.

Còn con tôi chỉ biết nai lưng cày đất, quanh năm nắng mưa ngoài đồng.

Tôi biết con cũng trách tôi.

Một mặt oán tôi không giữ được trái tim của chồng, mặt khác lại ra sức lấy lòng cả nhà Tưởng Tuyết.

Ngay cả đến sinh nhật 80 tuổi của tôi, cả nhà dường như bị mất trí đồng loạt đều chạy đi mừng sinh nhật cho Tưởng Tuyết.

Tôi uất ức không chịu nổi, xông đến lật tung cả bàn tiệc.

Khoảnh khắc trái tim đau thắt, tôi ngã xuống, trong cơn hoảng loạn mơ hồ chỉ thấy mọi người chen chúc quanh Tưởng Tuyết, sợ cô ta bị dọa sợ.

Nếu có thể sống lại một lần nữa, tôi chọn nhường luôn cả Giang Cảnh Thành ra ngoài.

1

Tôi đã đứng chờ ngoài cửa bưu điện suốt ba tiếng đồng hồ.

Ngay khi cửa mở, tôi lập tức lao vào.

“Chào cô, tôi tên là Chu Lệ Hoa. Có thư bảo đảm gửi cho tôi không?”

Hai tay tôi đặt bên người khẽ run lên không kiểm soát được.

“Đồng chí Chu Lệ Hoa phải không?”

Tôi vô thức siết tay, khẽ gật đầu:

“Vâng, là tôi.”

“Đây là thư bảo đảm của cô, mời ký nhận.”

Tôi cẩn thận ký tên mình một cách ngay ngắn.
Sau đó nhanh chóng quay về nhà.

“Mẹ ơi, đói bụng quá.” đ ô n g q u a x u â n đ ế n
Một đứa nhóc tì nhỏ xíu chạy nhào tới, ôm chặt lấy chân tôi.

Sắc mặt tôi thoáng trầm xuống.
Nhưng vẫn xoay người vào bếp, hấp cho con một bát trứng chưng.

Phiếu thịt tháng này, Giang Cảnh Thành đều gửi hết sang nhà Tưởng Tuyết bên cạnh.
Anh ta dường như đã quên, trong nhà này… vẫn còn vợ con đang chờ được nuôi sống.

Trong mắt anh ta chỉ có Tưởng Tuyết và hai đứa con của cô ta.

Tôi nhìn con gái đang ngồi bên bàn ăn trứng chưng, rồi lặng lẽ bước vào phòng.

Lá thư bảo đảm là do thầy tôi gửi đến.
Kiếp trước, tôi cũng từng nhận được thư mời này — thầy mời tôi cùng đoàn của ông đến vùng biên giới làm công tác hỗ trợ.

Những bạn học năm đó theo thầy đi ba năm, sau này ai cũng có chỗ đứng tốt.

Nhưng chỉ mười ngày sau, Giang Cảnh Thành sẽ quay về.
Anh ta nói với tôi rằng tôi là “chị dâu cả”, phải biết thông cảm.

Em trai năm xưa vì gồng gánh tiền học cho anh ta mà vất vả đến mức mắc lao phổi, nếu không thì đã chẳng mất sớm như vậy.
Cho nên, đây là món nợ mà anh ta nợ cả nhà Tưởng Tuyết.

Anh ta nói tôi cái gì cũng tốt, khiến anh ta yên tâm.
Còn Tưởng Tuyết thì yếu đuối, một mình nuôi con chắc chắn rất khổ, nên anh ta phải đưa cô ta theo cùng đi công tác.

Khi đó tôi vừa kinh ngạc vừa không tài nào hiểu nổi.

Nhưng đã mấy năm làm vợ chồng, tôi sớm bị Giang Cảnh Thành thao túng tâm lý đến mức ngu ngơ tin rằng: chồng là trời.

Thế là tôi nuốt đắng nuốt cay, nhẫn nhịn cả uất hận và tủi nhục, một mình nuôi con khôn lớn.
Cũng từ bỏ luôn kế hoạch đi vùng biên hỗ trợ.

Lúc đầu, anh ta vẫn còn gửi phiếu lương thực và phiếu thịt về cho mẹ con tôi.

Nhưng rồi dần dần, anh ta cũng bặt vô âm tín.

Mãi về sau tôi mới biết, thì ra sau khi Tưởng Tuyết theo anh ta đi,
anh ta sợ cô ta khách sáo, xem mình là người ngoài nên không dám tiêu tiền.
Vậy là mỗi tháng, anh ta đưa hết tiền cho Tưởng Tuyết giữ.

Chuyện gửi phiếu lương thực, phiếu thịt về nhà, anh ta cũng giao luôn cho cô ta.

Lúc đầu, Tưởng Tuyết còn gửi về được chút ít.
Về sau thì nuốt trọn, không gửi nữa.

Nhiều năm sau truy lại chuyện đó, cô ta chỉ buông một câu:
“Chắc là gửi tiền đi bị thất lạc rồi?”
Giang Cảnh Thành nghe xong, liền bỏ qua nhẹ nhàng như không có gì xảy ra.

Nhưng lúc ấy, anh ta đã nuôi dạy xong hai đứa con của Tưởng Tuyết,
cả hai đều có công việc tốt, cuộc sống ổn định.

Còn con trai tôi thì đến một công việc chính thức cũng không có,
con gái lại vì ăn uống thiếu thốn, thể trạng yếu ớt, nên phải bỏ học từ sớm để đi lấy chồng.

Con tôi, cả đời nghèo khó.
Còn con Tưởng Tuyết, sau khi nghỉ hưu không chỉ lãnh mấy chục ngàn tiền hưu, mà cả nhà còn sống trong cảnh vinh hoa rạng rỡ.

Con tôi thì vừa trách tôi không có bản lĩnh,
vừa cố chạy theo nịnh bợ gia đình Tưởng Tuyết.

Tới tận lúc tôi nhắm mắt,
cũng chẳng một ai quay đầu nhìn tôi lấy một lần.

2

Không ai biết rằng… tôi đã sống lại.

Kiếp trước, sau khi tôi nhận được thư bảo đảm, Giang Cảnh Thành rất nhanh đã quay về.
Anh ta nói muốn đưa Tưởng Tuyết theo cùng đi công tác, bắt tôi phải biết điều, hiểu chuyện.

Từ đó, tôi bị để lại lo việc chăm sóc hai đứa con và cả bố mẹ chồng.
Tôi đã từ chối lời mời của thầy.
Và đó… là điều khiến tôi tiếc nuối suốt cả đời.

Tôi khẽ vuốt ve tấm thư mời trong tay,
rồi nhanh chóng thu dọn hành lý.

Kiếp này…
Tôi không chỉ sẽ đi vùng biên làm nhiệm vụ,
mà còn phải “tiện tay” vứt luôn hai đứa con vong ân bội nghĩa cho Giang Cảnh Thành tự lo lấy.

Muốn đưa Tưởng Tuyết và hai đứa con của cô ta theo bên mình à?

Hừ, nằm mơ đi!

3

Sau khi thu dọn hành lý xong, tôi bế con gái sang nhà bên cạnh.

Vừa bước vào nhà Tưởng Tuyết, mùi thịt thơm đã xộc thẳng vào mũi.

Một góa phụ, không việc làm, không nguồn thu nhập ổn định, vậy mà có thể thường xuyên ăn thịt, mua đồ mới… đ.ô.n.g q.u.a x.u.â.n đ.ế.n
Tất nhiên, đó đều là “công lao” của ông chồng tốt bụng nhà tôi.

Kiếp trước, tôi luôn cho rằng, Giang Cảnh Thành nợ em trai mình, vậy thì tôi cũng nợ.
Cho nên dù trong lòng không vui mỗi lần anh ta mang tiền bạc trong nhà đưa hết cho Tưởng Tuyết,
tôi vẫn chưa từng lên tiếng gây chuyện.

Nhưng cái tôi nhận lại là gì?
Là một đời nghèo khổ túng thiếu,
trong khi cô ta lại sống sung sướng bên cạnh chính người đàn ông của tôi.

Tôi bế con gái đi ra, thì thấy Tưởng Tuyết đang đứng ở đầu ngõ trò chuyện cùng mấy người hàng xóm.

Cô ta mặc một chiếc áo sơ mi vải terin màu xanh lam mới tinh, quần tây đen, trên đầu còn cột một chiếc nơ bướm màu đen.
Không biết còn tưởng là cô giáo trường nào mới chuyển đến.

Thấy tôi bế con đi đến, Tưởng Tuyết khựng lại một chút, rồi mới cất tiếng:
“Chị dâu?”

Kiếp trước, lúc đầu tôi chỉ thấy khó chịu, không muốn nói chuyện với cô ta.
Về sau, là hận.

Tôi hận cô ta như dây leo, bám chặt lấy Giang Cảnh Thành, hút hết mọi dưỡng chất vốn thuộc về mẹ con tôi.

Tưởng Tuyết chắc phần nào cũng hiểu được tâm trạng của tôi,
nên dù chỉ sống sát vách, chúng tôi lại rất ít khi chạm mặt.

Tôi đưa mắt nhìn cô ta từ đầu đến chân, không nói một lời.

Lúc này, mấy bác gái hàng xóm cũng bắt đầu thấy lạ.

“Lệ Hoa, sao thế con?”
“Phải đấy, con nhìn Tưởng Tuyết như vậy là sao?”

Tôi mím môi, lúc này mới quay sang nhìn Tưởng Tuyết.