Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ta đã dặn Trần Hoài An rằng:

“Sau khi chết, ta muốn được ném xuống sông An Giang. Huynh hãy nhớ là không được mặc bất cứ bộ y phục nào lên người ta.”

Trần Hoài An không đành lòng nên mặc cho ta một chiếc áo bông thêu hoa.

Huynh ấy còn đeo chiếc vòng ngọc tổ truyền lên tay ta.

Năm năm sau, khi một trận lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng kéo tới, từ trong sông bỗng dưng xuất hiện một con bạch long mặc áo bông thêu hoa.

Nó đã cứu mạng toàn bộ người dân trong thôn.

Khi ấy, Trần Hoài An trên người đang mặc quan phục, nhìn thấy thế thì khuôn mặt xanh mét.

1

Ta “chết” vào tháng Chạp năm Tấn An thứ tư.

Hôm ấy tuyết rơi trắng đất, gió thổi lạnh đến buốt xương.

Kỳ thực, ba tháng trước, ta đã bắt đầu âm thầm lên kế hoạch “tử nạn” của chính mình.

Ban đầu ta nghĩ, giả vờ bị nghẹn chết là đơn giản nhất, nên mới sai Trần Hoài An đi mua về một đống ô mai.

Ta ăn liền một mạch mười tám gói, mặt đỏ gay, trợn trắng mắt, trông như sắp tắt thở đến nơi.

Không ngờ, Trần Hoài An đột nhiên từ phía sau ôm chặt lấy ta, nắm tay thành quyền đặt dưới bụng ta, ấn “bụp bụp” vài cái.

Một tiếng “phụt”, hột mứt bay ra khỏi miệng, ta lại sống tiếp.

Không chỉ chết hụt, mà còn bị hắn ôm siết đến suýt nghẹt thở.

Ta trừng mắt lườm hắn, trong bụng rủa thầm:
“Không bị nghẹn chết, cũng bị hắn bẻ gãy lưng.”

Hắn còn ôm chặt lấy ta, vừa vỗ lưng vừa dỗ ngọt:
“Đừng sợ, ngoan… không sao rồi, có ta ở đây.”

Mật táo vừa rơi ra, ta còn chưa kịp nói câu nào, Trần Hoài An đã như kẻ vừa từ Quỷ Môn Quan bò về, hốc mắt đỏ ửng, cả người run bần bật.

Ta vốn định trêu chọc vài câu cho bớt căng thẳng, nhưng nhìn vẻ mặt hắn như thể mất hồn mất vía, bỗng dưng chẳng nỡ đùa nữa.

Hắn cúi đầu xin lỗi lia lịa, trách bản thân không nên mua ô mai.

Sau đó còn tháo vòng ngọc tổ truyền của Trần gia, đeo vào tay ta.

Nghe nói tổ tiên nhà hắn từng là đại phú hộ, chiếc vòng này vô cùng quý báu.

Ta nhìn miếng ngọc long lanh trong suốt, sáng đến mức có đem vứt dưới đáy biển cũng có người mò lên mua, trong lòng áy náy không thôi, đành âm thầm gạch bỏ kế hoạch “nghẹn chết” khỏi danh sách.

Dù sao thì Trần Hoài An biết sơ cứu, diễn màn này với hắn cũng chẳng dễ qua mặt.

Thế là… ta chuyển sang phương án “bệnh chết.”

Từ hôm đó, ta bắt đầu ho khan từng đợt, ho đến đỏ mặt tía tai.
Khăn tay lau ra toàn là… máo.

Thực ra “máu” ấy là ta tự chế.

Ta lén nhổ vài cọng tóc của tinh linh san hô máo, đem nghiền thành bột, trộn nước, màu đỏ rực như máu ngư//ời thật.

Tinh linh san hô vừa phát hiện bị trọc đầu, đã ôm đầu khóc lóc, chạy quanh hét ầm:

“Ta phải đi kiện phụ thân ngươi! Đồ vô lương tâm, đầu ta còn chưa kịp mọc tóc lại mà ngươi đã xuống tay như vậy rồi hả?!”

Nhưng cũng hết cách, rõ ràng là chính lão cha ta bắt ta phải lập tức lặn về đáy biển.

Lúc đầu màu “máu” ta điều chế chưa ưng ý, nên mấy cái khăn tay ấy đều bị ta lén giấu kỹ dưới gối đầu.

Một hôm, Trần Hoài An vô tình phát hiện, cầm chiếc khăn tay còn vương máu giả đứng thẫn thờ, giọng đầy xót xa:
“Tống Tống, chuyện này là sao vậy?”

Ta chột dạ chẳng dám đáp, trong mắt hắn, chỉ thấy ta là một tiểu cô nương thân thể yếu ớt, bệnh tật triền miên.

Hắn siết chặt ta vào lòng, mở miệng thật chậm như thể từng lời đều nặng trĩu:
“Là do ta mấy ngày nay mải ôn tập khoa cử, lơ là thân thể của nàng…
Từ hôm nay trở đi, mọi việc cứ để ta lo.”

Thế là hôm sau, đến bữa cơm ta cũng chẳng cần động tay.

Chỉ là… thật ra xưa nay ta đã có nấu nướng gì đâu.

Ta mỗi ngày ra bờ biển, gọi tên mấy con tinh linh ốc biển, bọn chúng nghe tiếng là ngoi lên bờ, biến thành mấy ông “nam mẫu” đảm đang, tự động vào nhà quét dọn, nấu nướng, dâng đủ sơn hào hải vị lên bàn.

Trần Hoài An không hề hay biết, cứ tưởng mọi thứ trong nhà đều do một tay ta lo toan ngăn nắp.

Giờ thì đến cả bước chân ra biển ta cũng chẳng muốn bước nữa.

Ta xoa xoa cái bụng ngày càng tròn vo, thở dài một hơi, trong lòng biết rõ: ta đã hoàn toàn đánh mất chút động lực vận động cuối cùng rồi…

Mà Trần Hoài An thì ngày ngày lao vào bếp núc, lần đầu nếm trải cảnh xoay quanh củi lửa gạo dầu, việc gì cũng vụn vặt, mỏi mệt chẳng kém gì đọc sách Thánh hiền.

Thỉnh thoảng hắn lại xót xa nhìn ta, nhẹ giọng than:
“Tống Tống, ta thật không ngờ… trước kia nàng đã phải làm nhiều việc như vậy.
Khổ cho nàng rồi.”

Ta nghe mà mồ hôi vã ra như tắm, chột dạ không dám ngẩng đầu.

Hắn lại dịu dàng đưa bát canh bổ dưỡng tới:
“Nàng xem, mồ hôi cứ túa ra thế kia, đúng là hư nhược rồi…”

2

Dẫu Trần Hoài An có chăm ta từng ly từng tí, cơn ho của ta vẫn không hề thuyên giảm thậm chí còn nặng hơn từng ngày.

Hắn mời không biết bao nhiêu lang trung đến khám bệnh, nhưng chẳng ai chẩn ra nổi ta mắc bệnh gì.

Nói ra cũng phải  bệnh này vốn là ta giả mà.

Gần đây ta học được một từ rất hay: “nằm yên không làm gì cả.”

Thế là ta triệt để nằm bẹp trên giường, cơm bưng nước rót.

Ngày nào cũng trùm chăn kín mít, không dám để hắn phát hiện thân thể dưới lớp chăn kia… thật ra đang dần phình ra.

Trần Hoài An mỗi lần bước vào, trông thấy ta cuộn tròn như con chim cút trên giường, liền đau lòng chẳng để đâu cho hết.

Ban ngày ta cứ ngủ mê mệt, nhưng đâu phải vì lười biếng  là bởi đêm nào ta cũng phải xuống đáy biển làm công tác tư tưởng cho lão cha ta.

Ông ấy đã gửi cho ta đúng bốn mươi tám lần tối hậu thư, câu nào cũng đanh thép:

“Ngươi mà không mau về, ta đem hết châu báu trong phòng ngươi tặng cho mấy con tiểu long khác!”

Đêm nào ta cũng phải vội vàng xuống nước dỗ dành:

“Con sắp về rồi! Thề luôn đó! Chân thật lòng thật!”

Hầu hạ ông cụ vui vẻ xong, ta lại lén lút trồi lên bờ trở về nhà.

Vậy nên… ban ngày tất nhiên phải ngủ bù.

Mà Trần Hoài An thì cứ mãi chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, nhìn ta nằm “hôn mê bất tỉnh” trên giường cả ngày, lông mày càng lúc càng nhíu chặt.

Thỉnh thoảng giữa ban ngày, ta ngủ đến mơ mơ màng màng, lờ mờ cảm nhận có bóng người ngồi bên mép giường.

Giọng hắn trầm thấp, lẫn vào hơi thở, ta chỉ nghe loáng thoáng:
“Tống Tống… xin lỗi nàng… Ta không thể cho muội một cuộc sống tốt đẹp, ta vẫn chưa đủ tư cách…”

“…Chờ ta thi xong, ta sẽ…ngay lập tức”
“…Chờ ta, cố gắng lên, ta chắc chắn sẽ vẻ vang tới…….”

Hắn dịu dàng kéo chăn đắp lại cho ta, xong mới rón rén rời đi.

Ta lúc ấy vẫn còn say ngủ, chẳng hề hay biết gì.

Cho đến một hôm cha ta nổi trận lôi đình, lôi trong phòng ta ra 987 đồng kim tệ, tặng hẳn một đồng cho con tinh linh cá ngựa để trút giận, ta mới thực sự hoảng.

Hôm đó, Trần Hoài An nấu cơm xong liền đến thư viện đọc sách, ta tranh thủ vào bếp, gọi mấy con tinh linh ốc đến thêm món cho bữa trưa.

Không ngờ hắn về sớm hơn thường lệ khi ta còn chưa ăn xong bát canh bí đỏ, hắn đã đẩy cửa bước vào.

Ta muốn trốn về giường nhưng lại vướng phải vạt váy, té ngã trên mặt đất.