“Không có ai kéo em ra khỏi vực thẳm.

“Em chính là người ấy.”

“Vậy nên, đừng sợ nhé.”

Đừng sợ khi không còn gì trong tay.

Chính em của ngày xưa, sẽ luôn đồng hành cùng em.

Những nỗi đau em từng chịu, mồ hôi và nước mắt em đã rơi, kiến thức em học, con đường em đi—tất cả sẽ luôn ở bên em.

Em mãi mãi còn chính mình.

Tất cả những uất ức, chua xót, đau đớn, khốn cùng của bao năm qua, trong khoảnh khắc này, vỡ òa ra hết thảy.

Nước mắt rơi vào khóe môi, mang theo vị mặn chát.

Tôi vùi mặt vào cổ cô ấy, nức nở đến không thành tiếng.

Giữa bầu trời đêm yên tĩnh, những vì sao lấp lánh dõi theo người phụ nữ và cô gái trẻ đang ôm lấy nhau.

Đừng sợ gió sương bão tuyết.

Đừng lo lắng con đường phía trước quá mờ mịt.

Vì tôi sẽ—hết lần này đến lần khác, hàng ngàn, hàng vạn lần, không chút do dự—

Tự cứu lấy mình, khỏi biển lửa chốn nhân gian này.

11

Giống như vừa trải qua một giấc mơ rất dài.

Cũng giống như cuối cùng đã tỉnh dậy từ cơn mộng.

Khi tôi mở mắt, gối đã bị nước mắt thấm ướt.

Mùi thuốc sát trùng đặc trưng của bệnh viện xộc vào mũi.

Tôi khẽ động đậy, Tạ Độ—người vẫn đang giả vờ ngủ bên giường—lập tức tỉnh dậy.

“Vãn Chu, em tỉnh rồi?”

“Thấy thế nào? Có chỗ nào không khỏe không?”

Tạ Tuyết Tuyết đứng bên giường bệnh, ngón tay nhỏ siết chặt mép váy ren, khẽ gọi một tiếng:

“Mẹ…”

Tôi quay đầu, tựa vào gối.

Vốn dĩ tâm trạng đã ổn hơn, nhưng vừa tỉnh dậy đã thấy hai người họ, lại chẳng còn tốt đẹp gì nữa.

Ánh mắt Tạ Độ rơi xuống mắt trái của tôi, định nói lại thôi:

“Vãn Chu, mắt trái của em… đã xảy ra chuyện gì?”

“Bác sĩ nói, chín năm trước em đã thay mắt giả.”

“Chín năm trước, cũng chính là năm anh tìm thấy em.”

“Lúc đó, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?” M,ộ[t C”hé/n: Tiê.u/ Sầ]u”

Anh ta nhìn tôi với vẻ hoang mang, như đang tìm kiếm câu trả lời, lại như sợ hãi chính đáp án đó.

“Vãn Chu, có phải… anh đã quên mất một chuyện rất quan trọng không?”

Tôi lặng lẽ nằm trên giường bệnh, nhìn những giọt dịch truyền nhỏ từng giọt một, qua đường ống, chảy vào cơ thể mình.

Giống như những ký ức chín năm trước, từng chút, từng chút một, chảy ngược trở lại.

12

Sau khi giả chết nhảy xuống vách đá, Tạ Độ vẫn không từ bỏ việc tìm tôi.

Anh ta không tin tôi đã chết, cũng không chịu nghe theo sự sắp đặt của gia đình mà đi liên hôn.

Vì để tìm tôi, anh ta gần như lật tung cả Kinh Thành.

Còn tôi, vì chăm sóc Tạ Tuyết Tuyết vừa mới chào đời, cũng vì muốn tránh xa anh ta.

Ba năm trời, tôi hiếm khi ra khỏi nhà, chỉ nhận làm những công việc tự do trên mạng.

Nhưng tôi không từ bỏ việc học hành.

Năm Tuyết Tuyết tròn ba tuổi, tôi nhận được thư mời nhập học từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Giáo sư rất coi trọng hướng nghiên cứu trong bài luận văn đại học của tôi, nên đã cấp học bổng đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí.

Thậm chí, còn dư một chút, đủ để nuôi dưỡng Tuyết Tuyết.

Tim tôi, một lần nữa, đập lên rộn ràng.

Một tuần sau, tôi bước lên chuyến bay sang Mỹ.

Máy bay vạch một đường cong giữa bầu trời xanh thẳm, những đám mây trắng xốp lững lờ trôi ngang khung cửa sổ.

Tôi nhìn qua cửa sổ, thấy những tòa nhà phía dưới ngày càng nhỏ dần.

Tạm biệt, Kinh Thành.

Tạm biệt… Tạ Độ.

Đột nhiên, đèn báo đỏ trong khoang máy bay nhấp nháy sáng lên.

Máy bay bắt đầu hạ độ cao, hành khách trong khoang trở nên hoảng loạn:

“Chuyện gì xảy ra vậy?!”

“Sao đột nhiên lại hạ cánh?”

Một tiếp viên hàng không cao ráo bước đến trước mặt tôi, ngồi xổm xuống, giọng nhẹ nhàng:

“Cô Dương, mời cô đi theo tôi.”

Tôi ngồi yên, không nhúc nhích.

Nụ cười của cô ấy vẫn rạng rỡ như cũ:

“Ngài Tạ nói, chỉ khi nào cô rời khỏi máy bay, chúng tôi mới có thể tiếp tục cất cánh.”

“Soạt” một tiếng, ánh mắt của tất cả hành khách đều đổ dồn về phía tôi, tựa như những ngọn đèn pha rọi thẳng đến.

Tôi siết chặt tay, chậm rãi đứng dậy.

Trong phòng chờ hạng nhất, tôi lại một lần nữa nhìn thấy Tạ Độ.

Người đàn ông mà tôi đã xa cách ba năm.

Thiếu gia nhà họ Tạ, từ trước đến nay luôn là người phong độ ung dung, ung dung như thể mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay.

Nhưng tôi chưa bao giờ thấy anh ta trong bộ dạng chật vật như vậy.

Quầng thâm dưới mắt đậm hẳn, râu lún phún trên cằm, trông như đã ba ngày không chợp mắt.

Anh ta quỳ một chân xuống trước mặt tôi, ôm chặt lấy tôi, mặt vùi sâu vào hõm cổ tôi.

Tôi cảm nhận được hơi lạnh nơi cổ—là nước mắt.

Giọng anh ta khàn đặc, nghẹn ngào:

“Vãn Chu, em chưa chết… Tốt quá rồi, em chưa chết!”

“Ba năm nay, anh chưa từng từ bỏ việc tìm em. Ngày nào dưới vách núi đó chưa tìm thấy thi thể em, ngày đó anh sẽ không ngừng tìm kiếm.”

“Em có biết lúc anh tra được thông tin hộ chiếu của em, anh đã có cảm giác thế nào không?”

“Cuối cùng cũng tìm thấy em rồi.”

“Em… còn mang theo một đứa bé sao?”

Anh ta nhìn thấy Tạ Tuyết Tuyết.

Khoảnh khắc ấy, vành mắt của Tạ Độ đột nhiên đỏ lên.

Anh ta cẩn thận bế con bé lên, dịu dàng như đang nâng niu một món đồ dễ vỡ.

“Giống anh quá… giống y hệt anh.” M.ộ/t: C”hé,n Tiê/u” Sầ[u/

Hành động chặn cả chuyến bay của Tạ Độ quá mức phô trương, khiến kẻ thù của nhà họ Tạ nhanh chóng định vị được vị trí của anh ta.

Ngay khoảnh khắc anh ta ôm lấy Tuyết Tuyết, chỉ nghe “chát” một tiếng—

Kính cửa sổ vỡ tan bởi một viên đạn.

“Cẩn thận!”

Tôi lập tức đẩy Tạ Độ và Tuyết Tuyết xuống, cả ba ngã nhào xuống sàn.

Một viên đạn lạc xẹt qua, cào trúng mắt trái của tôi.

Tôi rên lên một tiếng, bàn tay ôm chặt mắt.

Máu theo kẽ tay rỉ ra, từng giọt nhỏ xuống sàn.

“Vãn Chu!!!”

Mùi thuốc súng tràn ngập không khí, tiếng súng nổ vang trời.

Những viên đạn chí mạng lao vút về phía Tạ Độ, một viên bắn thẳng vào ngực phải của anh ta.

Anh ta loạng choạng ngã xuống.

Bảo vệ nhà họ Tạ nhanh chóng đến nơi, kiểm soát toàn bộ tình hình.

Máu vẫn liên tục chảy ra từ vết thương trên người Tạ Độ, nhưng ánh mắt anh ta chưa một giây rời khỏi tôi.

“Vãn Chu, anh… anh yêu em.”

Từng chữ anh ta thốt ra như thể đã dốc cạn toàn bộ sức lực, giọng run rẩy yếu ớt.

Anh ta siết chặt tay tôi, cố gắng nở một nụ cười:

“Nếu anh còn sống… hãy cho anh một cơ hội.

“Cho anh dùng quãng đời còn lại để bù đắp cho ba năm qua, được không?”

13

Tạ Độ được đưa thẳng vào phòng phẫu thuật.

Mắt trái của tôi cũng được băng bó cẩn thận.

Nhưng dù đã cứu chữa kịp thời, dây thần kinh thị giác vẫn bị tổn thương, mắt trái hoàn toàn mất đi thị lực—chỉ có thể thay bằng mắt giả.

Còn vết thương của Tạ Độ, nghiêm trọng hơn nhiều.

Vết đạn xuyên thấu ngực phải, xương sườn gãy, mất máu nghiêm trọng.

Tôi nhìn thấy Tạ Độ nằm trong phòng ICU, từng hơi thở phả ra một lớp sương mờ trên mặt nạ oxy.

Khi đó, tôi còn trẻ, còn mềm lòng.

Trải qua khoảnh khắc sinh tử, tôi nhận ra mình vẫn còn yêu Tạ Độ.

Tôi lặng lẽ tự nhủ trong lòng:

Nếu…

Nếu Tạ Độ có thể sống sót, tôi sẽ đồng ý với anh ấy.

Sẽ không rời xa anh ấy nữa.

Một tuần sau, Tạ Độ tỉnh lại, nhưng anh ta đã quên đi mọi chuyện.

Bác sĩ nói, vì vết thương quá nặng, cơ thể anh ta không thể chịu nổi những biến động cảm xúc dữ dội, nên bộ não đã tự động xóa bỏ ký ức về vụ ám sát hôm đó.

Không sao cả.

Tôi nghĩ.

Chỉ cần tôi còn nhớ là đủ.

Tôi từ bỏ lời mời nhập học của MIT, chọn quay về bên Tạ Độ.

Lại một lần nữa, bước vào chiếc lồng son mà anh ta dựng sẵn cho tôi.

Khi đó, tôi không hề biết—

Giống như hiệu ứng cánh bướm, quyết định đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi.

Nếu khi ấy tôi không tha thứ cho Tạ Độ, không từ bỏ việc tiếp tục học lên cao…

Liệu bây giờ, kết cục có khác đi không?

Tôi không biết.

Tôi tin vào lòng người, nhưng lòng người dễ đổi thay.

Cô con gái từng ngoan ngoãn dụi đầu vào lòng tôi, từng cười ngọt ngào gọi tôi là mẹ, bây giờ lại thích người phụ nữ khác làm mẹ của nó hơn.

Người đàn ông từng thề nguyện dùng cả đời để bù đắp cho tôi, cuối cùng lại ngoại tình với một cô gái trẻ trung, xinh đẹp hơn.

Nhưng giờ đây, tôi đã quyết định bước ra khỏi chiếc lồng son ấy.

Sống vì chính mình.

Nghe xong những lời tôi kể, Tạ Độ đứng sững lại.

Hơi thở anh ta trở nên gấp gáp, lồng ngực phập phồng dữ dội:

“Bấy nhiêu năm qua… Vãn Chu, tại sao em chưa từng nói với anh?”

Tôi quay đầu, bình thản đáp:

“Có những chuyện, không cần nói cũng sẽ hiểu.

“Có những chuyện, dù nói ra cũng vô ích.”

Nói rồi, tôi mệt mỏi nhắm mắt lại, không muốn nhìn anh ta nữa.

Ánh nắng từng vạch từng vạch bò lên khung cửa sổ, nhưng chẳng thể chiếu sáng tôi và Tạ Độ.

Anh ta cúi thấp người, cả cơ thể như bị một gánh nặng vô hình đè xuống, vùi mặt vào hai bàn tay.

Rất lâu sau, bờ vai anh ta khẽ run lên, bật ra một tiếng nghẹn ngào kiềm nén.

14

Từ ngày đó, Tạ Độ và Tạ Tuyết Tuyết như biến thành hai con người khác hẳn.

Anh ta dời bàn làm việc đến ngay trong phòng bệnh của tôi.

Ban ngày, anh ta ngồi trên chiếc ghế cứng nhắc, không mấy thoải mái, dùng nhiều thứ tiếng khác nhau để họp với cấp dưới.

Ban đêm, cứ cách vài tiếng anh ta lại giật mình tỉnh giấc, kéo chăn đắp lại cho tôi, kiểm tra xem tôi có bị sốt không.

Thậm chí, anh ta còn tự tay nấu cháo dinh dưỡng, cẩn thận đưa đến bên miệng tôi, hỏi tôi có vừa miệng không. Mộ”t, C[hé.n: Ti]êu/ S”ầu.

Người ta nói, “lâu ngày chăm bệnh, con cái cũng cạn tình.”

Tôi bắt đầu nghi ngờ, liệu có phải Tạ Độ đang muốn làm con trai tôi không.

Sau khi tôi nhập viện, không ai còn kiểm soát chế độ ăn uống của Tạ Tuyết Tuyết nữa.

Con bé không kiêng cữ gì, ăn uống vô tội vạ—và rồi, đúng như dự đoán, bị dị ứng.

Gương mặt nhỏ nhắn, trắng trẻo của con bé sưng vù lên như đầu heo.

Ngứa đến mức không chịu nổi, nó không ngừng gãi hai bên má.

Ngay cả khi đã khỏi bệnh, khuôn mặt vẫn để lại vết sẹo mờ.

Con bé khóc lóc chạy đến tìm tôi:

“Mẹ, con sai rồi.

“Lẽ ra con nên nghe lời mẹ, không ăn mấy thứ đó…”

“Con cũng không nghe lời dì Tuyết Tuyết nữa. Từ nay về sau, con sẽ nghe lời mẹ!”

Trước đây, tôi sẽ lập tức ôm con bé vào lòng, dịu dàng dỗ dành, an ủi.

Nhưng bây giờ, tôi chỉ cảm thấy buồn cười, nhìn gương mặt sưng vù như đầu heo của nó:

“Xấu quá, che lại đi, đừng dọa người khác.”

Tôi là tôi trước, rồi mới là vợ của ai, mẹ của ai.

Thời gian trôi qua rất nhanh, ba tuần sau, đến sinh nhật tôi.

Tạ Độ chuẩn bị cho tôi một chiếc bánh kem.

Ánh nến lung linh trong căn phòng bệnh ngập tràn mùi thuốc sát trùng, Tạ Độ mong chờ nhìn tôi:

“Vãn Chu, ước một điều đi.”

Tôi chắp hai tay lại, âm thầm nhắm mắt ước, sau đó nhẹ nhàng thổi tắt nến.

Tạ Tuyết Tuyết chớp mắt nhìn tôi, giọng đầy háo hức:

“Mẹ ơi, điều ước của mẹ có liên quan đến con và ba không?”

Con bé biết, những năm trước, vào ngày sinh nhật, tôi luôn ước rằng con có thể bình an cả đời, rằng Tạ Độ có thể thuận lợi suôn sẻ mãi mãi.

Chưa bao giờ tôi ước gì cho chính mình.

“Có liên quan.”

Mắt Tạ Tuyết Tuyết sáng bừng lên vì phấn khích.

Tạ Độ cũng nín thở, chăm chú nhìn tôi.

Giọng tôi bình thản, không gợn sóng:

“Điều ước của tôi là: mong rằng cả hai người—Tạ Độ lớn và Tạ Tuyết Tuyết nhỏ—hãy gói gọn hành lý, cút ra khỏi thế giới của tôi.”

15

Không gian xung quanh dường như đông cứng lại.

Tạ Tuyết Tuyết mở to mắt nhìn tôi, sau đó òa khóc nức nở.

Tạ Độ giật nhẹ khóe môi, muốn cười, nhưng nụ cười còn khó coi hơn cả khóc:

“Vãn Chu, sinh nhật thì đừng nói đùa như vậy.”

Tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta, bình thản đáp:

“Tôi không đùa.”

“Tạ Độ, duyên phận giữa con người với nhau đều có giới hạn.”

“Anh và tôi, vốn dĩ không cùng đường.”

“Chín năm trước, vụ ám sát ấy đã buộc sợi dây định mệnh giữa chúng ta thêm một lần nữa.”

“Nhưng sợi chỉ đó quá mỏng, không thể chịu nổi sự bào mòn của năm tháng.”

“Tạ Độ, giữa anh và tôi, duyên đã tận.”

“Hãy giữ lại chút thể diện cuối cùng của một người trưởng thành, chia tay trong hòa bình đi.”