Bố mẹ ly hôn, em gái chọn theo mẹ – người làm việc ở nhà máy phân bón – lên thành phố sinh sống.

Còn tôi thì ở lại nông thôn cùng người bố thất nghiệp lại còn ngoại tình.

Vài năm sau, bố tôi chớp được cơ hội nhờ chính sách kinh tế cá thể, mở một xưởng chế biến dưa muối.

Không chỉ trở thành người giàu nhất hợp tác xã, ông còn chu cấp cho tôi học đại học.

Trong khi đó, mẹ tôi vì sự ô nhiễm của nhà máy phân bón mà bị sa thải sớm, còn em gái cũng vì thế mà sa sút tinh thần, trượt đại học.

Mẹ nhịn ăn nhịn mặc, chắt bóp từng đồng từ việc bán đậu phụ, để nuôi em gái học lại đến ba lần.

Nhưng em gái lại cho rằng mẹ nợ nó.

Lần thứ tư thi lại thất bại, nó bỏ nhà ra đi, tìm đến tôi – lúc đó đã tốt nghiệp đại học – giả vờ khóc lóc than thở.

Nhân lúc tôi không đề phòng, nó đẩy tôi xuống tàu hỏa.

Khi mở mắt ra lần nữa, tôi đã quay trở lại ngày bố mẹ ly hôn năm 1986.

Lần này, em gái lao vào vòng tay người bố nghiện rượu trước.

Tôi nhìn ánh mắt đắc ý của em, lặng lẽ đặt tay lên sống lưng vẫn chưa bị hủy hoại bởi những mũi tiêm thuốc.

Nó tưởng làm con ông chủ nhà máy là dễ dàng sao?

1

Phòng họp nhà máy phân bón, bố tôi nhanh chóng ký tên mình lên tờ đơn ly hôn.

Em gái tôi – Lý Đình – kéo tay áo vải của ông, đôi mắt sáng rực như sao.

“Chị ơi, sao chị lại phải theo mẹ chịu khổ chứ?”

“Nhà máy phân bón toàn mùi hôi, mặt mũi lúc nào cũng đen nhẻm, không bằng theo bố về quê sống.”

“Đất trong hợp tác xã đã chia về hộ gia đình cả rồi, bố chắc chắn sẽ phát tài!”

Đôi tay chai sạn của mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc tôi, khóe mắt đỏ hoe.

“Văn Văn, con cũng muốn đi theo bố sao?”

Tôi nắm chặt bàn tay đầy vết chai của mẹ:

“Con không đi. Con muốn ở bên mẹ.”

Ánh mắt em gái lóe lên sự giễu cợt, nó quay đầu chui vào lòng bố.

Ký ức ùa về như thủy triều, nỗi đau đời trước hiện lên rõ mồn một.

Tôi từng bị Lý Đình thuyết phục, đi theo bố về nông thôn.

Xưởng dưa muối của bố chạy suốt ngày đêm.

Tôi phải ngâm tay trong nước dưa hăng nồng, móng tay kẽ tay toàn là muối và axit.

Một đứa trẻ mười hai tuổi không nên phải làm những việc đó.

Nước ngâm dưa leo ăn mòn da tôi, cả cánh tay lở loét đỏ ửng.

“Bày đặt lề mề cái gì!” Bố vung dây lưng quật lên lưng tôi, bỏng rát đau đớn.

Người mẹ kế mới – Điền Lệ Hoa – là nhân viên từ cửa hàng cung tiêu, chỉ đứng nhìn lạnh lùng.

Cô con gái trong lòng bà ta – Tô Tiểu Lệ – lè lưỡi trêu tôi.

“Bố ơi, chị lại lén ăn củ cải muối nhà mình kìa!”

Không nói hai lời, bố tát thẳng vào mặt tôi.

Máu tôi hòa vào thùng dưa muối, chẳng ai bận tâm.

Quá khứ sụp đổ, tôi quay về hiện trường ký giấy, nụ cười tính toán của em gái như dao cứa mắt tôi.

Nó không hề biết con đường nó chọn sẽ đưa đến kết cục thế nào.

Bố dẫn Lý Đình rời đi, mẹ nắm chặt tay tôi không rời.

Nước mắt mẹ hòa cùng lớp bụi xám của nhà máy phân bón.

Hôm sau, giám đốc nhà máy tuyên bố vì ô nhiễm nên buộc phải ngừng sản xuất, công nhân tạm nghỉ việc.

Từ căn nhà cấp bốn trong khu tập thể, chúng tôi dọn ra ít hành lý đơn sơ.

Mẹ bán chiếc xe đạp cưới năm xưa, thuê một căn nhà nhỏ ven thị trấn.

“Văn Văn, mẹ tìm được việc rồi, chúng ta sẽ không đói bụng đâu.”

Bốn giờ sáng, mẹ dậy ngâm đậu, xay bột, pha nước đông, làm đậu phụ.

Tôi phụ mẹ đẩy xe nhỏ, len lỏi qua từng con phố bán đậu phụ.

“Đậu phụ mới ra lò đây” Giọng mẹ khản đặc.

Tối về, chân mẹ sưng đến mức không xỏ nổi giày.

Thế nhưng bà vẫn không chịu nghỉ, tận dụng ánh sáng đèn dầu để khâu vá quần áo cho người ta.

“Nghe nói Lý Quốc Cường mở xưởng dưa muối, làm ăn khấm khá lắm.”

Lời của bác hàng xóm vô tình lọt vào tai tôi.

Mũi kim của mẹ đâm thủng ngón tay, một giọt máu rơi xuống tấm vải trắng.

Tôi lặng lẽ ghi nhớ hình dáng của giọt máu ấy.

Ở kiếp này, tôi nhất định phải bảo vệ mẹ thật tốt.

2

Một năm sau khi ly hôn, tôi nhận được thư của em gái Lý Đình.

Nó dùng nét chữ nguệch ngoạc viết: “Chị à, xưởng dưa muối của bố càng ngày càng lớn, ngay cả cửa hàng cung tiêu của huyện cũng bán dưa chuột ngâm của nhà mình.”

“Em đang học ở trường Nhất Trung huyện, chị vẫn còn bán đậu phụ ngoài đường à?”

Từng con chữ trên giấy đều như mang gai nhọn.

Mẹ cầm lấy lá thư, ánh mắt thoáng hiện vẻ hụt hẫng.

“Văn Văn, con có muốn đến thăm bố và em không?”

Tôi lắc đầu, ký ức trong hầm ngầm đời trước vẫn còn in sâu rành rẽ.

Cơn đau khi bị bố ép công nhân khắc chữ “Xưởng” lên cổ tay tôi như vẫn đang cháy bỏng.

Đêm đó, bố uống liền hai chén rượu trắng, chỉ vào tôi mà cười lớn với đám công nhân:
“Con nhỏ này muốn trốn à? Khắc dấu xưởng nhà tao lên người nó, ai thấy cũng biết là người của Lý Quốc Cường tao!”

Âm thanh và mùi sắt nóng ép vào da thịt, tôi vĩnh viễn không thể quên.

Trong đêm, tôi lén nghe trộm cuộc trò chuyện giữa bố và Điền Lệ Hoa.

“Tiểu Lệ bị bệnh máu là sao?”

“Bác sĩ nói có thể do hóa chất trong nhà máy gây ra, cần phải cấy ghép tủy.”

“Lý Văn là chị cùng cha khác mẹ của con bé, tỷ lệ phù hợp là cao nhất.”

“Con tiện nhân này, ở trong xưởng đã hại Tiểu Lệ ra nông nỗi này.”

“Đợi tao rút hết tủy của nó xem còn dám làm càn không!”