Vừa nghe nói phải để một con vượn cái được nhập mộ tổ tiên, còn phải đốt giấy cúng tế, cha tôi lập tức nhảy dựng lên:

“Chỉ là một con súc sinh, dựa vào cái gì mà đòi chiếm vị trí của vợ tao?! Còn bắt tao đốt giấy cho nó à? Không đời nào!”

Ngô Đạt liếc nhìn cha tôi, lạnh lùng hừ một tiếng:

“Lúc sư huynh mời ta đến, đã nói các ngươi sẽ nghe lời ta, ta mới đồng ý xuống núi! Giờ các ngươi không nghe nữa thì thôi vậy! Oan có đầu, nợ có chủ, nếu vượn cái muốn đòi mạng, thì cứ lấy mạng cả làng các ngươi cũng được!”

Cửu Thúc công vội vàng bước lên ngăn Ngô Đạt, cười xòa:

“Ôi, sư đệ tốt, đừng giận mà. Nào, đệ cứ nói đi, muốn chôn cất thế nào?”

Ngô Đạt đảo mắt nhìn đám đàn ông đầy lông trắng, khẽ vung phất trần một cái:

“Tìm mộ Cửu Long bao ngọc liên– nơi phong thủy tốt nhất – để làm nơi yên nghỉ cho cô ấy. Khi hạ táng, phải cho ngậm một khối ngọc trong miệng.”

“Sau khi chôn cất xong, tất cả đàn ông từng đụng vào cô ấy phải đến mộ đốt vàng mã, gọi một tiếng: Hiền thê.”

06

Sau khi gom lại đủ thi thể của vượn cái, dân làng lại bắt đầu do dự, không muốn đưa cô ấy vào mộ Cửu Long bao ngọc liên.

“Đó là mộ phong thủy tốt nhất của dòng tộc, sao có thể dành cho con súc sinh này chứ?! Không được! Bọn tôi không đồng ý!”

Ngô Đạt không lay chuyển nổi cả làng, đành nhượng bộ:

“Đã không nỡ dùng mộ Cửu Long bao ngọc liên, vậy thì chôn ở huyệt Tê Ngưu Vọng Nguyệt. Nhưng phải để người thân cận nhất dùng dao găm đâm mù đôi mắt của cô ấy!”

Ngô Đạt nói, làm vậy là để cô ấy quên hết gương mặt của mọi người, tránh xuống âm phủ lại nhận ra kẻ nào mà tìm Diêm Vương tố cáo, nhất là… nhận ra gương mặt của cha tôi và đám đàn ông đó.

Ban đầu việc này vốn phải do cha tôi làm, nhưng sợ xui xẻo, ông ta cứ đùn đẩy, lôi kéo mãi, cuối cùng đá tôi ra và quát:

“Con súc sinh kia, đứng ngây ra đó làm gì! Cầm lấy, mày làm đi!”

Tôi bị đá đến nôn ra mấy ngụm máu, run rẩy cầm lấy con dao, nhìn về phía cái đầu của vượn cái.

Vượn cái lại mỉm cười với tôi.

Tôi biết… trong lòng cô ấy thật sự mong tôi là người thực hiện việc này.

07

Chiếc quan tài của vượn cái được hạ táng vào huyệt Tê Ngưu Vọng Nguyệt

Ngô Đạt cũng đứng bên cạnh, chỉ đạo tôi dùng dao găm đâm vào mắt vượn cái.

Tôi run lẩy bẩy bò đến bên quan tài, còn chưa kịp ra tay, cha tôi đã lao đến.

Ông ta túm tóc tôi, đập mạnh đầu tôi vào nắp quan tài.

Đầu tôi va đến chảy máu.

Nhưng tôi không thấy đau, vì tôi biết… có người sẽ còn đau hơn tôi.

Khi tôi lau nước mắt, cha tôi cúi sát tai, nghiến răng nói:

08

“Đưa khối ngọc đó cho tao! Đừng có hé nửa chữ với cái thằng đạo sĩ trên kia, nếu không… tao giết mày!”

Khối ngọc ấy là miếng ngọc trắng như mỡ dê, do Ngô Đạt đưa cho tôi, để đặt vào miệng vượn cái khi an táng.

Nhưng cha tôi ham của, nhìn trúng giá trị của miếng ngọc đó.

Tôi khịt mũi, không dám trái lời, rón rén đưa khối ngọc cho ông ta.

Nhân lúc không ai chú ý, cha tôi vội vã bẻ miệng vượn cái ra, nhét vào đó một viên đá cuội màu đen.

Sau đó ông ta tát tôi một cái thật mạnh:  

“Nhìn cái gì mà nhìn! Đừng có lề mề nữa, mau đâm mắt nó đi!”

Tiếp theo, ông ta chửi rủa liên hồi, câu nào cũng cay độc, càng lúc càng khó nghe.

Nhưng không ai trong làng can ngăn.  

Thậm chí còn có vài gã đàn ông hùa theo chửi tôi cùng ông ta.

Tôi quay đầu liếc nhìn đám người đó, không tức giận.  

Chỉ bình thản giơ con dao nhỏ lên.

Đôi mắt của vượn cái rất đẹp, như những vì sao trên trời, lúc nói chuyện sẽ ánh lên lấp lánh.

Hồi tôi còn nhỏ, cô ấy luôn dùng đôi mắt đẹp như thế để trò chuyện với tôi

Nhưng bây giờ…  đôi mắt ấy sẽ không thể nhìn tôi như xưa nữa rồi.

Càng nghĩ càng buồn, nhưng tay tôi không dám chần chừ thêm nữa.

Mũi dao găm đâm vào mắt vượn cái, không ngờ mắt cô ấy vẫn còn rỉ máu.

Những giọt lệ đỏ như san hô máu dưới ánh trăng, phát ra ánh sáng kỳ dị đến rợn người.

“Đúng là tà linh! Chết lâu vậy rồi mà còn có thể khóc máu! Phi!”

Cha tôi nhổ thẳng một bãi nước bọt vào cái đầu trong quan tài.

Mấy người đàn bà trong làng cũng lần lượt nhổ nước bọt vào quan tài.

Bởi vì từ khi có vượn cái, chồng của họ không còn đụng đến họ nữa, nên ai nấy đều ôm hận với cô ấy.

Nhưng ngay sau khi họ nhổ xong, trên nắp quan tài hiện lên một chữ “Tử” (chết) bằng vàng lấp lánh.

Cùng lúc đó, xung quanh mộ vang lên tiếng vượn hú quái dị, tựa như vọng từ cõi âm.

Mọi người trong làng sợ hãi rụt hết về phía sau Ngô Đạt.

Cha tôi thì run như cầy sấy, miệng lắp bắp:

“Đạo trưởng Ngô… cái… cái này là sao? Bọn tôi làm y như lời ngài nói rồi mà, sao vẫn còn ma quỷ xuất hiện?!”

09

Ngô Đạt mặt sa sầm, im lặng thật lâu, rồi mới chậm rãi cất tiếng:

“Lúc nãy các người nhổ nước bọt lên cô ấy, đã chọc giận oán khí còn sót lại!”

“A?! Giờ… giờ phải làm sao đây?”  

Cha tôi hoảng loạn, túm lấy tay áo Ngô Đạt, gào lên:  

“Ông là do Cửu Thúc công mời đến! Nếu ông không cứu bọn tôi, bọn tôi sẽ kéo ông chết chung!”

Ngô Đạt nhắm mắt,bấm tay tính toán, một lúc sau mới thở dài:

“Thôi thì… kiếp nạn đã định. Những gì ta sắp nói, các người nhất định phải nghe kỹ!”

“Nghe! Nghe hết! Ông nói gì tôi cũng nghe!”  

Cha tôi vỗ ngực cam đoan, gật đầu lia lịa.

Ngô Đạt quét mắt nhìn mọi người, chỉ vào tấm bia mộ rồi dặn:

“Huyết thân của cô ấy phải dùng bút chu sa chấm đỏ chữ ‘Tử’ trên bia, còn các người đàn ông thì phải đốt vàng mã liên tục cho đến trời sáng.  

Nếu giữ được đến lúc đó, chữ đỏ được điểm xong, oán khí của cô ấy sẽ tan đi.”

Lúc ấy còn khoảng ba canh giờ nữa mới trời sáng, dân làng nghĩ cũng không quá lâu, nên miễn cưỡng đồng ý.

Trước khi rời đi, Ngô Đạt dùng chu sa vẽ một vòng tròn lớn quanh huyệt mộ, rồi nghiêm giọng căn dặn:

“Nhớ kỹ dù có thấy gì đi nữa, cũng tuyệt đối không được bước ra khỏi vòng tròn này!”