13
Trong tiết sinh hoạt lớp, chúng tôi được dẫn xuống hội trường.
Cô chủ nhiệm đứng trên sân khấu, phát biểu đôi lời.
Cô nói, tuổi dậy thì nổi loạn là chuyện bình thường.
Nhưng có một điều rất quan trọng chính là phải biết kiềm chế cảm xúc của mình.
Làm gì cũng không thể cứ nổi giận lên là mặc kệ tất cả.
Cô vừa dứt lời, cả lớp liền đồng loạt vỗ tay.
Tôi cũng vỗ tay rất nhiệt tình.
Không vì lý do gì khác,chỉ là… tôi cảm thấy ba mẹ tôi thật sự nên đến học buổi này.
Tôi từng mượn điện thoại của cô giáo, gọi cho họ không biết bao nhiêu lần.
Nhưng thứ tôi nhận được chỉ là câu:
“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang bận.”
Tôi biết rõ, đó là cách nói lịch sự của việc bị từ chối nghe máy.
Điện thoại sợ làm người ta tức giận, nên mới nói cho dễ nghe.
Tính từ lúc họ ly hôn đến giờ cũng đã tròn một tháng.
Tháng ba thoáng qua như một cái chớp mắt, tháng tư lặng lẽ kéo đến.
Dạo gần đây, hai tuần liền tôi vẫn chẳng kiếm được đồng nào ra hồn.
Mà chi tiêu thì lại tăng lên.
Lần trước sau khi trở lại trường, để tránh bị ốm,tôi quyết định nâng tiêu chuẩn ăn uống của bản thân lên một chút — một ngày ăn thịt, một ngày ăn rau.
Tính trung bình, mỗi ngày tốn khoảng tám tệ.
Mà với một đứa nghèo đến mức móc túi cũng không lòi ra nổi hai hào như tôi, thì đúng là hơi xa xỉ.
Có lẽ là vì tôi thường xuyên sống theo kiểu một tệ cũng phải xé đôi ra mà xài,nên cuối cùng Hứa Diệu cũng nhận ra sự túng thiếu của tôi.
Buổi trưa hôm đó, trong giờ nghỉ trưa, cô ấy hỏi tôi:
“Nếu có việc gì đó kiếm được tiền, nhưng dễ bị nhà trường xử phạt… cậu có làm không?”
Tôi hơi ngạc nhiên:
“Trong trường có việc gì kiếm được tiền mà không dễ bị phạt à?”
Câu trả lời thẳng ruột ngựa khiến cô ấy bị sặc một ngụm nước:
“Nói chuyện gì mà thẳng như ruột ngựa thế chứ…”
14
“An Duyệt, tớ nhớ cậu có thẻ thông hành đúng không?”
Nghe Hứa Diệu hỏi vậy, tôi mới sực nhớ ra.
Hôm nọ định đi bán ve chai, tôi đã cố tình lục tìm để lấy ra.
Nói ra thì, chiếc thẻ thông hành đó cũng có một lai lịch khá đặc biệt.
Là tôi mua lại từ một đàn anh lớp 12.
Tuy là hàng “pha-ke”,
nhưng làm tinh xảo đến mức nếu không so kỹ thì thật sự không thể phân biệt.
Anh ấy kể rằng, vì quá buồn chán trong mấy buổi tự học tối,anh cầm thẻ thật của người khác quan sát tỉ mỉ rất lâu, sửa đi sửa lại nhiều lần,thậm chí còn nhờ người đánh lừa thầy trong phòng in để vào dùng máy in của trường mới làm ra được.
Ban đầu, khi cầm được thẻ trên tay, tôi thật sự choáng ngợp vì độ “y chang hàng thật”.
Anh ấy còn định in thêm vài cái nữa.
Ai ngờ giáo viên trong phòng in bắt đầu sinh nghi, không cho mượn nữa.
Về nhà nghỉ lễ, anh ấy thử làm lại nhưng đều thất bại.
Tức đến mức đem toàn bộ file mẫu kẹp vào sách bài tập nghỉ lễ.
Sau đó nghỉ xong thì tiện tay… vứt luôn.
Thế nên ban đầu anh ấy cũng không định bán cho tôi, vì chính anh còn phải dùng.
Không ngờ, đến học kỳ hai năm lớp 12,ba mẹ anh bỗng dưng nổi hứng, bảo là học kỳ cuối rồi, muốn chuyển anh sang học sinh đi về để tiện chăm sóc.
Vậy là anh ấy có được một chiếc thẻ thông hành thật sự.
Vui quá, anh ấy liền bán cái thẻ giả đó cho tôi với giá năm mươi tệ.
Còn tôi thì dán ảnh thẻ của mình lên trên,rồi cầm dao nhỏ, từng chút một cạo sạch dòng chữ cũ trên thẻ.
Cuối cùng, tôi vung bút viết lên ba chữ thật to, nét nào ra nét nấy: Trần An Duyệt.
Thế là một chiếc thẻ thông hành hàng pha-ke, y như thật, đã hoàn thành xuất sắc.
Tôi lục trong cặp lấy ra tấm thẻ đó, đưa cho Hứa Diệu xem:
“Có thì có đấy, nhưng liên quan gì đến việc lao động chân tay?
Mà này, nếu cậu định dùng thì hơi khó đấy, tôi cảm giác nó mà bị cạo thêm lần nữa là thủng luôn rồi.”
Hứa Diệu nhận lấy, nhìn một hồi rồi gật gù khen ngợi:
“Đúng là thật giả khó phân, chất lượng đỉnh ghê. Nếu cậu sản xuất hàng loạt thì đúng là phúc lợi cho toàn trường luôn ấy.”
“Tôi cũng từng nghĩ vậy.” Tôi nghiêm túc gật đầu đồng tình.
Tôi nhìn Hứa Diệu với ánh mắt đầy kỳ vọng, hy vọng tìm được một người đồng chí hướng để cùng bắt tay vào sản xuất hàng loạt.
Ngay lúc ánh mắt chúng tôi chạm nhau,
Hứa Diệu lập tức cảm nhận được sự tha thiết trong lòng tôi.
Cô ấy nhếch môi, dứt khoát nói:
“Thôi đi, đừng có mơ nữa, tôi sợ đến lúc đó hiệu trưởng sẽ đập cậu nát đầu đấy.”
Một câu nói thôi đã dập tắt hoàn toàn khát vọng “vẫy vùng giang hồ” trong tôi.
“Cũng đúng… mà rốt cuộc cậu muốn tôi làm gì?”
“Hôm mai giúp tớ xuống dốc, đến tiệm bánh tráng trứng dưới trường, mua một cái là được.”
15
Lúc đó tôi đang cúi đầu lục balo.
Nghe xong câu này, tôi lập tức ngẩng đầu lên:
“Không phải đâu, Hứa Diệu, cậu nói thật đấy à?
Việc này không phải cũng khiến tôi bị hiệu trưởng đập à?”
Cô ấy cười gượng:
“Lúc trước khác, bây giờ khác mà.
Cậu ấy mà, chỉ cần cầm tấm thẻ ra vào này là có thể tự do ra vào trường.
Giúp tớ mua đồ cũng tiện thể kiếm ít tiền xăng xe, được chưa?”
Như sợ tôi từ chối,
Hứa Diệu giơ tay ra làm số “một” rồi “không”.
Cô ấy hào phóng tuyên bố: chỉ cần ngày mai tôi chịu giúp cô ấy đi mua một cái bánh tráng trứng,thì sẽ trả cho tôi mười tệ phí “vận chuyển”.
“Ngày mai là sinh nhật tớ.
Ba mẹ tớ bận buôn bán, không đến đón tớ được.
Tớ cũng chẳng có mong ước gì to tát, chỉ là rất rất muốn được ăn bánh tráng trứng ở tiệm dưới chân trường đó.
Cậu giúp tớ được không?”
Nghe cô ấy nói vậy, tôi càng không có lý do gì để từ chối.
Ước nguyện sinh nhật của cô ấy lại đơn giản đến thế, đã vậy còn muốn trả tiền cho tôi.
Tôi là kiểu người rất dễ mềm lòng cứng rắn thì không chịu, chứ mềm mỏng thì lại gật đầu ngay.
Thế là tôi mở miệng đồng ý.
Hứa Diệu vui mừng nhảy nhót ngay trước mặt tôi.
Chờ đến khi cô ấy leo lên giường đi ngủ,tôi ngồi trên giường mình, lại thở dài một hơi thật sâu.
Thật tội nghiệp… thật quá tội nghiệp.
Học sinh nội trú bị kìm kẹp quá lâu,đến mong ước sinh nhật cũng đơn sơ, giản dị như vậy.
Tôi quyết định sẽ không lấy tiền của cô ấy nữa.
Tiền mua bánh tráng trứng cũng không cần luôn.
Người ta sinh nhật mà.
Mình là bạn thì đương nhiên phải thể hiện một chút quan tâm rồi.
Dù trong túi chẳng có là bao, nhưng nói gì thì nói, mười mấy tệ thì tôi vẫn gánh được.
Chỉ cần tôi bớt ăn một chút trong cái căng-tin “quý tộc” kia là dư ra ngay.
Chỉ là… sáng mai đi ra ngoài, tôi vẫn chưa từng thử lần nào.
Trước giờ, tôi toàn lén ra khỏi trường vào buổi chiều sau khi tan học.
Cũng là vì muốn cải thiện bữa ăn nên mới dùng tới cái thẻ thông hành ấy.
Bởi vì vào buổi trưa và tối, ký túc xá đều có người kiểm tra phòng ngủ,có ra ngoài cũng chẳng vào lại được.
Dựa vào trí nhớ của tôi về những quy định trong trường,cộng thêm kinh nghiệm một năm qua lượm lặt từ các bạn học,tôi rút ra được một kết luận:
Tôi căn bản… không làm được.
Tôi hoàn toàn không thể đi mua cái bánh tráng trứng đó vào sáng sớm.
Học sinh đi về (ngày) khi vào trường tuyệt đối không được mang theo bất kỳ đồ ăn nào.
Ngay cả hộp sữa cầm trên tay cũng sẽ bị tịch thu.
Ngược lại, nhà trường lại cho phép học sinh đi về vào căng-tin ăn sáng bằng cách quẹt thẻ.
Nhưng mà… tôi có thể nhét bánh vào trong cặp mà.
Chỉ cần mấy ông lãnh đạo trường đừng bỗng dưng nổi hứng kiểm tra là được.
Từ đầu kỳ đến giờ, họ vẫn chưa kiểm tra lần nào.
Nhưng mà… nói đi cũng phải nói lại.
Cổng trường lúc nào cũng có cả đống thầy cô giám thị và bảo vệ đứng gác.
Nếu tôi cứ thế mà đi ngược dòng người ra ngoài,giữa khung cảnh tấp nập ấy, một mình tôi đi ngược chiều chẳng phải quá nổi bật sao?
Trừ khi tôi đang khao khát bị lôi vào phòng bảo vệ để “nghe thuyết giáo”,chứ muốn lặng lẽ ra cổng chính ư? Quên đi.
Trường tôi để quản lý học sinh chặt chẽ, thậm chí còn không xây cả cổng sau.
Thế nhưng… lúc nãy tôi đã hùng hồn nhận lời với Hứa Diệu rồi…
Nghĩ tới việc đã hứa mà không làm được, lại thấy mất mặt với người ta ghê gớm.
Nghĩ tới nghĩ lui.
Tôi vẫn quyết định bước lên con đường cũ kỹ đầy “hào quang tội lỗi”.
Tiếp tục làm chuyện mà nếu bị bắt thì chắc chắn sẽ được tặng nguyên combo kỷ luật từ hiệu trưởng.
Sáng mai… tôi sẽ trèo tường ra ngoài từ bức tường sau ký túc xá để mua bánh.